Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Phần 2 - Nguyễn Thị Hồng Vân
Số trang: 138
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.17 MB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cùng tìm hiểu phần 2 của bài giảng Triết học Mác - Lênin do Nguyễn Thị Hồng Vân chủ biên, trong phần này trình bày nội dung kiến thức của 8 chương học sau: Chương 8 lý luận nhận thức, chương 9 tự nhiên và xã hội, chương 10 hình thái kinh tế - xã hội, chương 11 giai cấp và đấu tranh giai cấp, chương 12 nhà nước và cách mạng xã hội, chương 13 ý thức xã hội, chương 14 vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin, chương 15 một số trào lưu triết học phương tây hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Phần 2 - Nguyễn Thị Hồng Vân Chương 8: Lý luận nhận thức Chương 8: LÝ LUẬN NHẬN THỨC 8.1. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC Nhận thức là gì? Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Các quan điểm triết học khác nhau có những câu trả lời khác nhau đối với những vấn đề trên. 8.1.1. Một số quan điểm ngoài Mác xít về nhận thức 8.1.1.1. Quan điểm duy tâm Không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức, do đó không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan. + Duy tâm chủ quan, tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp những cảm giác của con người. Do đó, nhận thức, theo họ, chẳng qua là sự nhận thức cảm giác, biểu tượng của con người. + Duy tâm khách quan, mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, song coi nhận thức cũng không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự nhận của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người. + Thuyết hoài nghi nghi ngờ tính xác nhận của tri thức, biến sự nghi ngờ thành một nguyên tắc nhận thức, thậm chí chuyển thành nghi ngờ sự tồn tại của bản thân thế giới bên ngoài. + Tthuyết không thể biết lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới. Đối với họ, thế giới không thể biết được, lý trí của con người có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra, con người không thể biết được gì nữa. Quan điểm của thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết đã bị bác bỏ bởi thực tiễn và sự phát triển của nhận thức loài người. 8.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không giải quyết được một cách thực sự khoa học những vấn đề của lý luận nhận thức. Nhìn chung chủ nghĩa duy vật trước C.Mác chưa thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 8.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức 8.1.2.1. Nhận thức là gì ? Nhận thức là quá trình phản ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên cơ sở của thực tiễn - xã hội. 127 Chương 8: Lý luận nhận thức 8.1.2.2. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người - Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức. Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxít khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Ba là, là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là mục đích của nhân thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. 8.1.3. Chủ thể và khách thể nhận thức Nhận thức là quá trình xảy ra do sự tương tác giữa chủ thể và khách thể nhận thức. Chủ thể nhận thức: Theo nghĩa rộng đó là xã hội, là loài người nói chung. Hay cụ thể hơn đó là những nhóm người như các giai cấp, dân tộc, tập thể, các nhà bác học.v.v.. Nhưng không phải con người bất kỳ nào cũng là chủ thể nhận thức, con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể. Do vậy, con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc cả nhân loại) là chủ thể tích cực, sáng tạo của nhận thức. Khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức… đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến kết quả nhận thức. Còn khách thể nhận thức là một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt, phản ánh, nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức. Do vậy, khách thể nhận thức không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan, phạm vi của khách thể nhận thức được mở rộng đến đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, của khoa học. Trong hoạt động nhận thức cũng như trong ho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Phần 2 - Nguyễn Thị Hồng Vân Chương 8: Lý luận nhận thức Chương 8: LÝ LUẬN NHẬN THỨC 8.1. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC Nhận thức là gì? Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Các quan điểm triết học khác nhau có những câu trả lời khác nhau đối với những vấn đề trên. 8.1.1. Một số quan điểm ngoài Mác xít về nhận thức 8.1.1.1. Quan điểm duy tâm Không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức, do đó không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan. + Duy tâm chủ quan, tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp những cảm giác của con người. Do đó, nhận thức, theo họ, chẳng qua là sự nhận thức cảm giác, biểu tượng của con người. + Duy tâm khách quan, mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, song coi nhận thức cũng không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự nhận của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người. + Thuyết hoài nghi nghi ngờ tính xác nhận của tri thức, biến sự nghi ngờ thành một nguyên tắc nhận thức, thậm chí chuyển thành nghi ngờ sự tồn tại của bản thân thế giới bên ngoài. + Tthuyết không thể biết lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới. Đối với họ, thế giới không thể biết được, lý trí của con người có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra, con người không thể biết được gì nữa. Quan điểm của thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết đã bị bác bỏ bởi thực tiễn và sự phát triển của nhận thức loài người. 8.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không giải quyết được một cách thực sự khoa học những vấn đề của lý luận nhận thức. Nhìn chung chủ nghĩa duy vật trước C.Mác chưa thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 8.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức 8.1.2.1. Nhận thức là gì ? Nhận thức là quá trình phản ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên cơ sở của thực tiễn - xã hội. 127 Chương 8: Lý luận nhận thức 8.1.2.2. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người - Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức. Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxít khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Ba là, là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là mục đích của nhân thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. 8.1.3. Chủ thể và khách thể nhận thức Nhận thức là quá trình xảy ra do sự tương tác giữa chủ thể và khách thể nhận thức. Chủ thể nhận thức: Theo nghĩa rộng đó là xã hội, là loài người nói chung. Hay cụ thể hơn đó là những nhóm người như các giai cấp, dân tộc, tập thể, các nhà bác học.v.v.. Nhưng không phải con người bất kỳ nào cũng là chủ thể nhận thức, con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể. Do vậy, con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc cả nhân loại) là chủ thể tích cực, sáng tạo của nhận thức. Khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức… đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến kết quả nhận thức. Còn khách thể nhận thức là một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt, phản ánh, nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức. Do vậy, khách thể nhận thức không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan, phạm vi của khách thể nhận thức được mở rộng đến đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, của khoa học. Trong hoạt động nhận thức cũng như trong ho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa Mac - Lênin Triết học Mác - Lênin Bài giảng Triết học Lý luận nhận thức Triết học phương TâyTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 545 13 0 -
Bài 13B. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN - 042011
101 trang 507 0 0 -
40 trang 471 0 0
-
Giáo trình Triết học Mác - Lênin – GS.TS. Phạm Văn Đức
270 trang 364 1 0 -
Bài thu hoạch Triết học Mác - Lênin: Dinh Độc Lập - Chứng nhân lịch sử qua ba giai đoạn chính
21 trang 309 0 0 -
21 trang 306 0 0
-
112 trang 304 0 0
-
20 trang 267 0 0
-
21 trang 240 0 0
-
152 trang 196 0 0