Danh mục tài liệu

Bài giảng Viêm ruột thừa cấp - Phan Huỳnh Tiến Đạt

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.66 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng viên ruột thừa cấp do thầy Phan Huỳnh Tiến Đạt biên soạn có nội chính trình bày về bệnh lý viêm ruột thừa cấp. Viêm ruột thừa cấp là bệnh lý ngoại khoa thường gặp nhất, khoảng 8% dan số các nước phương Tây mắc bệnh viêm ruột thừa. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp là 10 - 30 tuổi, tần suất xuất hiện viên ruột thừa trong đời là 7%. Việc chuẩn đoán viêm ruột thừa đôi khi cũng rất khó khăn và ruột thừa khi bị viêm cấp tính thường vỡ mũ sau 24 giờ. Vì đây là một căn bệnh khá phổ biến nên việc trang bị kiến thức về bệnh lý này là hết sức cần thết đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành y khoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Viêm ruột thừa cấp - Phan Huỳnh Tiến Đạt VIÊM RUỘT THỪA CẤP (Acute Appendicitis) Phan Huỳnh Tiến Đạt Y2009B Đại cương Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất. Khoảng 8% dân số các nước phương Tây mắc bệnh viêm ruột thừa. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp là 10-30 tuổi. Tần suất xuất hiện VRT trong đời là 7% Việc chẩn đoán viêm ruột thừa đôi khi cũng rất khó khăn. Ruột thừa khi bị viêm cấp tính thường vỡ mủ sau 24 giờ. Phôi thai học & Giải phẫu học Phôi thai học: Ruột thừa, hồi tràng và đại tràng lên có chung nguồn gốc từ ruột giữa.  khởi đầu đau do hệ thần kinh tự chủ truyền về đám rối quanh rốn hoặc đám rối dương ở thượng vị. Bệnh nhân có cảm giác đau mơ hồ ở quanh rốn hoặc thượng vị. Phôi thai học & Giải phẫu học Giải phẫu học: Ruột thừa có chiều dài từ 2-20 cm, trung bình khoảng 9 cm ở người lớn. Gốc ruột thừa là điểm tập trung của 3 dải cơ dọc ở đáy manh tràng. Đầu ruột thừa có thể nằm ở các vị trí khác nhau: - Sau manh tràng trong phúc mạc (65%) - Chậu hông (30%) - Sau phúc mạc (2%) - Trước hồi tràng (1%) - Sau hồi tràng (0,4%) Giải phẫu vị trí của ruột thừa Phôi thai học & Giải phẫu học Giải phẫu học: (tt) Ruột thừa được treo vào manh tràng và hồi tràng bằng mạc treo ruột thừa nối tiếp với phần cuối của mạc treo ruột non. Động mạch ruột thừa chạy trong bờ tự do của mạc treo ruột thừa và là một nhánh của động mạch hồi – đại tràng. Giải phẫu bệnh 1. Viêm ruột thừa sung huyết Thành ruột thừa cứng Mạch máu nổi rõ Niêm mạc sung huyết, phù nề Có chất ứ đọng bên trong 2. Viêm ruột thừa nung mủ: Ruột thừa sưng nề Thanh mạc sung huyết nhiều Có giả mạc bao quanh Niêm mạc sưng đỏ Chứa mủ bên trong Giải phẫu bệnh (tt) 3. Viêm ruột thừa hoại tử: Chỗ hoại tử đỏ sẫm hoặc tím đen Mạc treo ruột thừa phù nề Sinh lý bệnh Nguyên nhân chính gây VRT cấp là sự tắc nghẽn lòng ruột thừa. Sự phì đại các nang bạch huyết (60%) Sỏi phân (35%) Dị vật (hạt trái cây, giun, …) (4%) Sự chít hẹp (K, lao ruột thừa, manh tràng) (1%) Sinh lý bệnh (tt) Sự tắc nghẽn lòng RT gây ra sự tăng sinh của vi khuẩn, tăng tiết dịch nhầy trong lòng, làm tăng áp lực trong lòng RT  ứ huyết, phù nề niêm mạc  Bệnh nhân có cảm giác đau tạng ở quanh rốn hay thượng vị. Sự bài tiết ngày càng tăng gây tắc tĩnh mạch và bạch huyết  thiếu máu cục bộ niêm mạc  hoại tử và thủng Quá trình viêm tiếp tục tiến triển lan đến lá phúc mạc tạng  Cơn đau khu trú đến hố chậu phải. Vi khuẩn học Vi khuẩn gây bệnh bao gồm cả vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí. Cấy khuẩn dịch quanh ruột thừa trong trường hợp ruột thừa đã vỡ mủ thường cho kết quả dương tính. Những trường hợp chưa vỡ mủ thường cho kết quả âm tính. Kỵ khí Tỉ lệ (%) Bacteroides fragilis 80 Bacteroides thetaiotaomicron 61 Bilophila wadsworthia 55 Peptostreptococcus sp 46 Hiếu khí Escherichia coli 77 Streptococcus viridans 43 Streptococcus nhóm D 27 Pseudomonas aeruginosa 18 Triệu chứng cơ năng Đau bụng Khởi đầu ngay ở hố chậu phải. Cơn đau có thể khởi đầu ở quanh rốn hay thượng vị, và thường sau khoảng 6-8 giờ sẽ khu trú xuống hố chậu phải. Đau âm ỉ liên tục. Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn (74-78%) Buồn nôn và nôn (61-92%) Tiêu lỏng và táo bón (18%): tiêu lỏng là triệu chứng của VRT thể nhiễm độc hay VRT thể tiểu khung nằm cạnh gây kích thích đại tràng chậu hông, thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng cơ năng (tt) Triệu chứng của hệ niệu – sinh dục Tiểu lắt nhắt, tiểu máu vi thể hay tiểu đục: do ruột thừa nằm gần bàng quang hay niệu quản Viêm bàng quang: ruột thừa viêm nằm ở vùng chậu Viêm tinh hoàn: thường gặp ở trẻ em nam, do mủ trong VRT chảy theo ống phúc tinh mạc xuống bìu. Triệu chứng thực thể Nhìn Thành bụng di động theo nhịp thở trong trường hợp bệnh nhân đến sớm Bụng dưới di động kém khi bệnh nhân đến trễ, do biến chứng viêm phúc mạc. Sờ Các điểm đau: - McBurney: điểm nối 1/3 ngoài và 1/3 giữa đường nối gai chậu trước trên phải đến rốn. - Lanz: điểm nối 1/3 phải và 1/3 giữa đường liên gai chậu trước trên. - Clado: giao điểm bờ ngoài cơ thẳng bụng và đường liên gai chậu trước trên - Điểm trên mào chậu: khi ruột thừa nằm sau manh tràng Triệu chứng thực thể (tt) Sờ (tt) Phản ứng dội: ấn nhẹ và sâu vào vùng hố chậu phải, thả tay đột ngột bệnh nhân đau chói tại chỗ. Dấu hiệu ...