Danh mục tài liệu

Bài soạn Kế toán doanh nghiệp

Số trang: 170      Loại file: doc      Dung lượng: 766.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu bài soạn: vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán doanh nghiệp trong việc thực hành nghiệp vụ kế toán được giao, thực hành được các nội dung về nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, vận dụng được các kiến thức kế toán đã học vào ứng dụng các phần mềm kế toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài soạn Kế toán doanh nghiệp BÀI SOẠN GIẢNG MÔN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thời gian: LT: 105h; TH: 105h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC 1. Vị trí: Môn kế toán Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệthống quản lý kinh tế tài chính, được học sau các môn học Tài chính, Thuế là cơ sởđể học môn kế toán và thực hành kế toán. 2. Tính chất: Môn học kế toán cung cấp những thông tin kiến thức về nghiệp vụ kế toán làmôn chuyên môn chính của nghề kế toán DN. Thông qua kiến thức chuyên môn vềKế toán DN người học thực hành được các nội dung về nghiệp vụ kế toán, nó cóvài trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.II- MỤC TIÊU MÔN HỌC a. Kiến thức: - Vận dụng được các kiến thức đã học về KTDN trong việc thực hànhnghiệp vụ kế toán được giao. - Thực hành được các nội dung về nghiệp vụ KTDN. - Vận dụng được các kiến thức kế toán đã học vào ứng dụng các phần mềmkế toán. b. Kỹ năng: - Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán. - Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. - Lập được BCTC theo quy định. - Sử dụng được 2-3 phần mềm kế toán vào thực tiễn. - Kiểm tra được công tác kế toán tài chính trong DN.III- Nội dung môn học.CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG DN (Thời gian: 10h) I- Vai trò, nhiệm vụ kế toán trong các DN 1. Khái niệm: Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinhtế, kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về TS và sựvận động của TS, các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị nhằm kiểm tra,giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. 1 2. Vai trò: Sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính là hình thức các BCTC, trong đóchứa đựng những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng đề ra đ ược cácquyết định quản lý phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình.Các nhà quản lý DN, chủ DN, Ban GĐ, HĐQT trong quá trình ra các quyết định quảnlý, họ sẽ nghiên cứu những thông tin trình bày trên các BC kế toán đ ể tìm ra nhữngcâu trả lời cho những câu hỏi khác nhau: - Năng lực sản xuất của đơn vị như thế nào. - Đơn vị SXKD có lãi hay không. - Tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ. - Hàng hoá tồn kho nhiều hay ít. - Quy mô sản xuất nên thu hẹp hay mở rộng. - Có nên chuyển hướng KD hay không. - Có thể tăng giá trị sản phẩm hay sản xuất giới thiệu SP mới hay không. Như vậy, thông qua các thông tin trên BCTC cung cấp, các nhà quản lý DNbiết được tình hình sử dụng các loại TS, vật tư tiền vốn, tình hình chi phí và hoạtđộng SXKD nhằm phục vụ cho việc điều hành quản lý kịp thời cũng như việc phântích, đánh giá tình hình KQHĐSXKD tính hiệu quả, đúng đắn của những giải phápquản lý. 3. Nhiệm vụ KTTC DN - Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi TC, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ,kiểm tra việc quản lý, sử dụng TS và nguồn hình thành TS, phát hiện và ngăn ngừanhững hành vi vi phạm pháp luật về TCKT. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phụcvụ yêu cầu quản lý và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. II- Nội dung của công tác kế toán DN 1. Nội dung : Căn cứ vào đặc điểm tình hình và sự vận động của các nghiệp vụkinh tế công tác kế toán trong DN gồm: - Kế toán vốn bằng tiền và đầu tư TC ngắn hạn. - Kế toán các khoản phải thu và ứng trước. - Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kế toán TSCĐ và bất động sản đầu tư. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán CPSX và tính Z SP. - Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định KQHĐKD. - Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. - Lập BCTC DN. Những nội dung trên của kế toán được Nhà nước quy định thống nhất từ việclập chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như nội dung, phương pháp, ghichép trên các TK kế toán. Chương II luật kế toán lại quy định nội dung công tác kế toán gồm: 2 - Chứng từ kế toán. - TK kế toán và sổ kế toán. - BCTC. - Kiểm tra kế toán. - Kiểm kê TS, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. 2. Yêu cầu: - Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế TC phát sịnh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và BCTC. - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin số liệu kế toán. - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. ...

Tài liệu có liên quan: