Bài tập lớn chủ đề 'Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp' giới thiệu đến các bạn những nội dung về cơ sở lý thuyết về thanh toán không dùng tiền mặt, thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập lớn chủ đề: Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế - Thực trạng và giải pháp 1 BÀI TẬP LỚN Môn: Kế toán ngân hàng I Chủ đề: Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Thực trạng và giải pháp Lớp: Kế toán ngân hàng I thứ 2 ca 1, 2 D7 Nhóm: Phạm Thị Yến Ngọc Nguyễn Trần Hồng Hạnh Nguyễn Hoàng Hiệp Nguyễn Thị Mai 2 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không ngừng phát triển, nó đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường. Để bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, tất cả các ngành nghề đều phải không ngừng vận động để tồn tại và phát triển, việc trao đổi mua bán trong kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu về thanh toán là rất lớn, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). TTKDTM đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Đó là một trong những cơ hội kinh doanh tốt cho ngân hàng. TTKDTM không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Hiện nay, các hình thức TTKDTM đã phổ biến hơn rất nhiều trong nền kinh tế Việt Nam, đã quen dần hơn đối với khu vực dân cư, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh việc thanh toán qua ngân hàng đối với khách hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán hóa đơn, nộp ngân sách,v.v… Bài nghiên cứu của nhóm được thực hiện với mục đích tìm hiểu thực trạng của hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TTKDTM về cả tính phổ biến cũng như hiệu quả, chất lượng của hoạt động TTKDTM. 3 a. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT b. Định nghĩa về TTKDTM c. Tiền mặt là gì? Tiền mặt được định nghĩa rất khác nhau trên mỗi khía cạnh (đối với các NHTM – đối với nền kinh tế nói chung, theo nghĩa rộng – theo nghĩa hẹp). Tuy nhiên, nhìn chung, trong nội dung đang nghiên cứu dưới đây, tiền mặt có thể được hiểu là một hình thức của tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thông và cất trữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chính trung gian đặc thù. d. Thanh toán là gì? Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định. Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. e. TTKDTM là gì? TTKDTM là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. TTKDTM còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đợn vị này sang tài khoản của đợn vị khác ở Ngân hàng. TTKDTM gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ. f. Các phương thức thực hiện TTKDTM a. Thanh toán bằng Séc 4 Séc là lệnh trả tiền vô diều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiển gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc. Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng rộng rãi( tổ chức và các cá nhân) ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hóa trên luật thương mại quốc gia và trên công ước quốc tế. Từ năm 1996, ở Việt Nam được phép lưu hành loại séc vô danh và séc ký danh, trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do, còn séc ký danh được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Nhờ có quy định này,séc giờ đây không còn là một công cụ chuyển khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò là công cụ lưu thông. Trong hình thức thanh toán bằng séc, việc trả tiền do người trả tiền khởi xướng và kết thúc bằng việc ghi số tiền trên tờ séc vào tài khoản của người nhận tiền. Ở Việt Nam hiện nay, séc có nhiều loại nhưng séc dùng trong TTKDTM gồm có séc chuyển khoản và séc bảo chi. g. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi - Lệnh chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng. h. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu – Nhờ thu 5 Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua. Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở TK trong cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống hay khác hệ thống. Các chủ thể thanh toán phải thoả thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủy nhiệm thu. i. Hình thức thanh toán thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân ...