I.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chính sách lạm phát mục tiêuNhư chúng ta đã biết, một CSTT truyền thống của mỗi quốc gia được đặt ra thông thường để đạt được 4 mục tiêu chính: Tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm giảm áp lực thất nghiệp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuyết trình về đề tài lạm phátI.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chính sách lạm phát mục tiêu Như chúng ta đã biết, một CSTT truyền thống của mỗi quốc gia được đặt ra thông thường để đạt được 4 mục tiêu chính: Tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm giảm áp lực thất nghiệp; Đảm bảo sự tăng lên của GDP thực (tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát); ổn định giá trị đối nội của đồng tiền hay đảm bảo sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ; ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền hay là ổn định tỷ giá. Mặc dù các mục tiêu này không phải không có những điểm thống nhất, ví dụ như tăng trưởng cao thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp thấp... nhưng nói chung thì chúng có những mâu thuẫn nội tại với nhau trong ngắn hạn như: - Các cú sốc làm tổng cung giảm xuống khiến thất nghiệp gia tăng, NHTƯ buộc phải điều chỉnh lượng cung tiền cho cân bằng với mức cầu tiền thực tế để cho lãi suất giảm xuống và thúc đẩy đầu tư tạo công ăn việc làm, nhưng đồng thời việc đó cũng làm cho mức giá cả chung của nền kinh tế tăng lên. - Giảm tỷ lệ lạm phát nhằm ổn định giá trị đối nội của đồng tiền đồng nghĩa với một CSTT thắt chặt khiến cho lãi suất trong nền kinh tế tăng lên, hiện tượng thoái lui đầu tư xuất hiện làm tổng cầu của nền kinh tế giảm xuống. Thất nghiệp sẽ có xu hướng tăng và tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm. Qua việc xem xét các mục tiêu của CSTT và các mối quan hệ giữa chúng đưa chúng ta đến một kết luận quan trọng rằng: NHTƯ không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta tiếp theo sẽ là “mục tiêu nào nên được chọn làm mục tiêu chính cho CSTT? vì sao? nó có tác động thế nào đến các biến số của nền kinh tế?” Trước đây, thường có 2 xu hướng chính cho CSTT: tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoặc cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian kiểm nghiệm cả về lý thuyết lẫn thực tế, các nhà hoạch định chính sách đều nhận ra rằng nếu tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng thì kết quả là quốc gia đó sẽ phải hứng chịu những cơn sốc lạm phát trong khi những biến số thực khác của nền kinh tế không tiếp tục tăng lên như mong muốn. Điều này là vì: - Thứ nhất, “CSTT ảnh hưởng lên nền kinh tế mang tính dài hạn” nghĩa là ảnh hưởng không chính xác về mặt thời gian và đôi khi đẩy nền kinh tế vào trạng thái tiêu cực đặc biệt là khi nó không rõ ràng và nhất quán. - Thứ hai, “đường cong Philip trong dài hạn là một đường thẳng” nghĩa là sự đánh đổi tỷ lệ lạm phát cao lấy tỷ lệ tăng trưởng cao trong dài hạn là không có. Trong ngắn hạn chúng ta thấy, đường cong Philip đã chỉ ra một mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát cao để đổi lấy tỷ lệ thất nghiệp thấp và t ỷ lệ tăng trưởng cao. Đó là vì khigiá cả tăng lên, các công ty và hộ gia đình tin rằng họ sẽ giàu lên trong tương lainhờ lợi nhuận và tiền lương danh nghĩa tăng lên, do vậy họ sẽ tăng đầu tư cũngnhư tiêu dùng của mình. Nhưng trong dài hạn tăng trưởng kinh tế bị giới hạn (khiđạt được sản lượng tiềm năng) trong khi lạm phát vẫn cứ tiếp tục tăng lên donhững dự tính của người dân.- Thứ ba, “độ lệch thời gian”, điều này nghĩa là các nhà hoạch định chính sách thìthường cho rằng các cá nhân và công ty đưa ra các quyết định tiêu dùng hay đầutư trùng với thời điểm mà họ công bố CSTT, và vì vậy với những nhân tố đã đượcxác định trước chỉ cần họ thực hiện một CSTT mở rộng hơn so với dự tính củakhu vực tư nhân sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khu vực tư nhânthường đưa ra các quyết định của mình dựa trên các dự tính trước của họ vềCSTT, và một khi họ nhận thấy động cơ mở rộng của các nhà hoạch định chínhsách thì họ sẽ chủ động tăng giá cả và tiền lương. Kết quả là, cuối cùng thì cácnhà hoạch định chính sách sẽ không thể lừa được người lao động và các công ty,và CSTT trở nên thất bại, lạm phát vẫn tăng mà kinh tế không tăng trưởng.Những lý lẽ trên khiến cho các nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng đã đến lúcphải tìm kiếm một mục tiêu mang tính dài hạn hơn, tạo ra những tiền đề kinh tế vĩmô ổn định cho sự phát triển lâu dài. Cùng lúc đó, một điều rất dễ dàng nhận ra làlạm phát luôn có những tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Tất nhiêncũng không thể phủ nhận một số tác động tích cực nhưng những tác động tiêu cựccó vẻ nổi lên rõ hơn: tạo nên sự bất ổn định trong môi trường kinh tế - xã hội, pháttín hiệu sai lệch kích thích đầu t ư quá mức vào khu vực tài chính, và gây ra cácchi phí lớn (chính là chi phí cơ hội của những khoản tiền không có lãi suất)... Vìvậy đối với bất kỳ quốc gia nào, trong thời gian nào thì việc kiểm soát lạm phát đểgiữ giá cả ổn định cũng luôn thu hút được sự quan tâm chú ý.Tuy nhiên ổn định giá cả lại không đơn giản là việc kiểm soát lạm phát. Theonghĩa hẹp đó là việc NHTƯ ngăn chặn cả tình trạng lạm ...
Bài thuyết trình về đề tài lạm phát
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 504.36 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đề tài báo cáo các bài thuyết trình tiểu luận về lạm phát vấn đề lạm phát thuyết trình về lạm phátTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận: Thị trường chứng khoán
31 trang 48 0 0 -
11 trang 42 0 0
-
Tiểu luận học Thị trường chứng khoán
15 trang 35 0 0 -
Bài giảng Những vấn đề về tỷ giá hối đoái
7 trang 25 0 0 -
góc nhìn alan: kinh tế - phần 2
38 trang 25 0 0 -
Luận văn: Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010
39 trang 24 0 0 -
Luận văn: Lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay
24 trang 21 0 0 -
Tiểu luận: Nguyên nhân lạm phát 2010-2011 tại Việt Nam
29 trang 18 0 0 -
QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI BÃO TÁP Peter F.Drucker
170 trang 17 0 0 -
Phân tích định lượng tác động của chính sách kích cầu đối với tăng trưởng và lạm phát
6 trang 17 0 0