Bài viết của ThS. Trang Thanh Hiền giới thiệu tới người đọc kiến trúc chùa Hà Nội và sự tích hợp các giá trị nghệ thuật, nghệ thuật điêu khắc và các tông phái Phật giáo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản sắc mỹ thuật Thăng Long qua các ngôi chùa Hà NộiTrang Thanh Hiền KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI HéI TH¶O PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH B¶N S¾C Mü THUËT TH¡NG LONG QUA C¸C NG¤I CHïA Hμ NéI ThS Trang Thanh Hiền* Phật giáo được truyền vào Việt Nam khá sớm, ngay từ những ngày đầu Côngnguyên theo đường bộ và đường thuỷ bằng các phương cách khác nhau. Vào cuối thế kỷ II,trị sở của quận Giao Chỉ lúc đó là Luy Lâu đã trở thành một trong những trung tâm Phậtgiáo lớn của nước ta 1. Từ Luy Lâu, Phật giáo được truyền sang trung tâm Bành Thành vàLạc Dương. Từ thế kỷ II cho đến thế kỷ IX, Phật giáo đã phát triển một cách nhanh chóngvà ghi nhận những thành tựu đáng kể với sự xuất hiện của các dòng Thiền. Thời Đinh -Tiền Lê, Phật giáo đã đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành và xây dựng mộtquốc gia phong kiến. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long vàviệc Lý Công Uẩn lên ngôi mở ra một triều đại mới có sự đóng góp không nhỏ của các thếhệ Thiền sư. Để kiến tạo nên một trung tâm văn hoá - chính trị - tôn giáo của cả nước ở ThăngLong, các ngôi chùa đã được dựng lên như sự biểu dương của thế quyền và thần quyền.Do đó các ngôi chùa Hà Nội không chỉ đơn thuần ghi nhận những dấu ấn của lịch sử Phậtgiáo, mà chúng còn ghi nhận dấu ấn của việc tạo dựng vương triều. Những ngôi chùanhư chùa Kiến Sơ, chùa Trấn Quốc, chùa Diên Hựu… đã là các địa điểm quan trọng nơikiến tạo nên hệ tư tưởng độc lập với phương Bắc thông qua vai trò của các Thiền sư nhưĐịnh Không, Pháp Hiền, Vạn Hạnh… Đây cũng là nơi hội tụ của các dòng Thiền nhưTỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, rồi Trúc Lâm (thời Lý - Trần), đến thế kỷXVII, XVIII trở về sau là dòng Lâm Tế và Tào Động. Ngay cả trong những giai đoạn màPhật giáo bị hạn chế nhất như thời Lê sơ (thế kỷ XV), thì ở đất Thăng Long vẫn có nhữngngôi chùa được dựng như chùa Kim Liên (1443). Điều này chứng tỏ cho dù triều đại nào,Phật giáo thịnh hay suy thì vai trò tâm linh của các ngôi chùa ở Hà Nội vẫn chiếm một vịthế quan trọng. Song song với sự thăng trầm của các triều đại và Phật giáo, nghệ thuật tạohình trong các ngôi chùa trên đất Hà Thành chính là những chứng tích quan trọng ghinhận các dấu ấn lịch sử đó. Chúng còn là sự tích hợp của nhiều giá trị văn hoá bản sắcThăng Long như: ghi nhận sự phát triển của các thành tựu kiến trúc, hội tụ các giá trị điêukhắc đỉnh cao. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trên gỗ, đá, trên các tượng Phật, văn bia* Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.492 BẢN SẮC MỸ THUẬT THĂNG LONG QUA CÁC NGÔI CHÙA HÀ NỘInày đã góp thêm những chứng tích vật chất quan trọng trong dòng chảy văn hoá nghệthuật nghìn năm Thăng Long. Vào thời Lý, việc xây dựng các chùa chiền trên đất Thăng Long đã được chia ra làmba dạng loại chính: Đại danh lam, Trung danh lam và Tiểu danh lam. Chúng cũng ứng vớicác dạng chùa như chùa vua - quốc tự, chùa quý tộc và chùa làng. Có thể nói sự phânchia này cho đến ngày nay vẫn có giá trị để có thể nhận diện được một ngôi chùa và sựđầu tư công sức của lịch sử cho chúng. Tất nhiên, qua những thăng trầm, một số ngôichùa ban đầu là chùa làng, sau này đã dần được cải biến thành chùa Quý tộc, hoặc trởthành chùa vua. Đặc điểm của Hà Nội, các phố phường Hà thành xưa vốn là sự phát triển từ các làngquê lên, nên ở mỗi ngôi làng thường có một đình làng và một chùa làng. Do đó bên cạnhnhững ngôi chùa có vị trí trọng yếu thuộc hàng quốc tự được coi sóc rất chỉn chu, thìnhững ngôi chùa làng, trải qua quá trình phát triển lâu dài, đã tiếp thu các chuẩn mực từcác ngôi chùa trên để tạo nên những giá trị cho riêng mình. Đây là đặc tính tự nhiên củasự tiếp biến văn hoá và để lại những sự chuyển biến trong nghệ thuật kiến trúc cũng nhưđiêu khắc ở các ngôi chùa vốn là chùa làng nay thành chùa phố. Bên cạnh đó, sự biếnđộng nhanh và mạnh của các ngôi chùa hàng quốc tự, nên đôi khi người ta lại tìm thấynhững sự bảo lưu nghệ thuật rất rõ ràng trong các ngôi chùa làng ở nội thị hoặc ven đô. Sự thăng trầm của lịch sử cũng dẫn đến việc đa phần các ngôi chùa được xếp vàohàng quốc tự xưa kia trên đất Thăng Long, cho đến ngày nay có lẽ chỉ giữ lại được mặtbằng, một vài hiện vật đá hay gỗ, còn lại đa phần là các tác phẩm nghệ thuật của thế kỷXVIII, XIX. Bởi một lẽ đơn giản, các chùa xưa thường bị cháy cùng với thành Thăng Longvà sự sụp đổ của các triều đại phong kiến. Đến khi được dựng lại vào các thế kỷ này, hoặcdo các sự kiện chính trị, hoặc do thiển ý khác nhau về sự hoằng dương Phật pháp, tâmđức của mỗi thời đại khác nhau mà các ngôi chùa quốc tự ở Hà Nội, đã được dựng lại gầnnhư toàn bộ. Các công trình này lại do các hoàng thân, quốc thích, hay các ông vua bantiền xây dựng. Việc đú ...
Bản sắc mỹ thuật Thăng Long qua các ngôi chùa Hà Nội
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 241.19 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bản sắc mỹ thuật Thăng Long Mỹ thuật Thăng Long Chùa Hà Nội Mỹ thuật chùa Hà Nội Nghệ thuật điêu khắc Tông phái Phật giáoTài liệu có liên quan:
-
6 trang 269 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
4 trang 62 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
16 trang 62 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
16 trang 59 0 0
-
Giáo trình Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Y Hà Nội
81 trang 59 0 0 -
9 trang 59 0 0