Bàn thêm về ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 136.40 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mọi nhận thức giản đơn về tôn giáo, mọi ý định chủ quan muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo trên thực tế đều có kết cục không như ý, nếu không muốn nói là thất bại. Bài viết là sự thể hiện cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 14 HỒ TẤN SÁNG* BÀN THÊM VỀ ỨNG XỬ VỚI TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Tóm tắt: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại từ lâu trong đời sống nhân loại. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, các loại hình tôn giáo đang tồn tại có một lịch sử không ít thăng trầm. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể nhận thấy, mọi nhận thức giản đơn về tôn giáo, mọi ý định chủ quan muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo trên thực tế đều có kết cục không như ý, nếu không muốn nói là thất bại. Bài viết là sự thể hiện cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Đạo đức, nhận thức, ứng xử, tôn giáo, xã hội, Việt Nam. 1. Cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, người ta đang nói nhiều đến việc cần có cách nhìn cụ thể hơn, hợp lý hơn, nhân văn hơn, biết kế thừa và chọn lọc các giá trị hay phản giá trị trong mỗi tôn giáo. Có thể xem đây là cách tiếp cận tạo nên sự dung hợp giữa các nền văn hóa, văn minh - sản phẩm do các cộng đồng người sáng tạo trong quá trình thể hiện năng lực bản chất người; cũng là cách thức để con người và các cộng đồng người thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ cái mới, cái đẹp. Đồng tình với quan điểm này, góp phần cổ xúy cho cách ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo một cách thỏa đáng, phải chăng cần tiếp cận vấn đề đạo đức tôn giáo theo hướng sau đây: Tôn giáo được hiểu là niềm tin của một cộng đồng người vào siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức (thường có tư cách pháp nhân, cùng thực hiện các hoạt động thờ phụng, sinh hoạt liên quan đến niềm tin tôn giáo đó). Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. * PGS.TS., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, Đà Nẵng. Hồ Tấn Sáng. Bàn thêm về ứng xử… 15 Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống của con người, còn thiêng liêng là siêu nhiên, thần thánh. Con người sống nơi trần tục sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái cái thiêng là cơ sở của đời sống tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có thể xem tôn giáo là hệ thống những câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Theo nghĩa này, tôn giáo dường như có hình bóng đâu đó khi lý giải những vấn đề cơ bản của triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay khá nhiều và được thể hiện trong nhiều loại hình thức tùy thuộc những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Nhưng ngày nay, trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo và thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân loại. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau, về vai trò của tôn giáo. Tuy vậy, các trường phái lý luận về tôn giáo hiện nay đều nhận thấy tính hai mặt của tôn giáo. Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo được xem là phổ giá trị phản ánh niềm tin của con người, có khi đóng vai trò tích cực, có khi trở thành nhân tố cản trở sự phát triển. Tính hai mặt của tôn giáo có thể cắt nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, hiện nay phương pháp có thể tạo nên sự thuyết phục hơn vẫn là cắt nghĩa vấn đề từ phương diện chức năng và rối loạn chức năng của tôn giáo. Theo đó, sự thống nhất trong mâu thuẫn của tôn giáo có thể được lý giải ở các chiều cạnh sau: - Nhờ những giá trị, chuẩn mực được các nhóm người thừa nhận, thực hành mà tôn giáo góp phần hình thành nên những cộng đồng luân lý khác nhau. Tất nhiên, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng liên kết xã hội. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, những lợi ích khác cũng là chất keo gắn kết thành viên của một xã hội. Tuy vậy, có khi tôn giáo là nhân tố gây nên sự căng thẳng, thậm chí xung đột, giữa các nhóm người hoặc giữa các quốc gia. Trong lịch sử cũng như hiện tại có thể thấy những trường hợp điển hình về điều mà S. Huntington gọi là sự va chạm giữa các nền văn minh. - Trong lý luận của Karl Marx và những người theo trường phái xã hội học xung đột, tôn giáo ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến 15 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 16 khích người bị áp bức quan tâm ở thế giới khác, thay vì phải đổi thay, xóa bỏ sự đói nghèo hay sự bóc lột đang hiện diện. Tôn giáo góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó, cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo, thánh thần để thực hiện quyền kiểm soát xã hội. Có lẽ vì thế câu nói nổi tiếng của Karl Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”1 rất hay được viện dẫn. Từ những nghiên cứu của Max Weber về hệ phái Calvin của Tin Lành đưa người ta đến kết luận: tôn giáo có tác dụng t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 14 HỒ TẤN SÁNG* BÀN THÊM VỀ ỨNG XỬ VỚI TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Tóm tắt: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại từ lâu trong đời sống nhân loại. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, các loại hình tôn giáo đang tồn tại có một lịch sử không ít thăng trầm. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể nhận thấy, mọi nhận thức giản đơn về tôn giáo, mọi ý định chủ quan muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo trên thực tế đều có kết cục không như ý, nếu không muốn nói là thất bại. Bài viết là sự thể hiện cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Đạo đức, nhận thức, ứng xử, tôn giáo, xã hội, Việt Nam. 1. Cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, người ta đang nói nhiều đến việc cần có cách nhìn cụ thể hơn, hợp lý hơn, nhân văn hơn, biết kế thừa và chọn lọc các giá trị hay phản giá trị trong mỗi tôn giáo. Có thể xem đây là cách tiếp cận tạo nên sự dung hợp giữa các nền văn hóa, văn minh - sản phẩm do các cộng đồng người sáng tạo trong quá trình thể hiện năng lực bản chất người; cũng là cách thức để con người và các cộng đồng người thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ cái mới, cái đẹp. Đồng tình với quan điểm này, góp phần cổ xúy cho cách ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo một cách thỏa đáng, phải chăng cần tiếp cận vấn đề đạo đức tôn giáo theo hướng sau đây: Tôn giáo được hiểu là niềm tin của một cộng đồng người vào siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức (thường có tư cách pháp nhân, cùng thực hiện các hoạt động thờ phụng, sinh hoạt liên quan đến niềm tin tôn giáo đó). Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. * PGS.TS., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, Đà Nẵng. Hồ Tấn Sáng. Bàn thêm về ứng xử… 15 Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống của con người, còn thiêng liêng là siêu nhiên, thần thánh. Con người sống nơi trần tục sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái cái thiêng là cơ sở của đời sống tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có thể xem tôn giáo là hệ thống những câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Theo nghĩa này, tôn giáo dường như có hình bóng đâu đó khi lý giải những vấn đề cơ bản của triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay khá nhiều và được thể hiện trong nhiều loại hình thức tùy thuộc những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Nhưng ngày nay, trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo và thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân loại. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau, về vai trò của tôn giáo. Tuy vậy, các trường phái lý luận về tôn giáo hiện nay đều nhận thấy tính hai mặt của tôn giáo. Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo được xem là phổ giá trị phản ánh niềm tin của con người, có khi đóng vai trò tích cực, có khi trở thành nhân tố cản trở sự phát triển. Tính hai mặt của tôn giáo có thể cắt nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, hiện nay phương pháp có thể tạo nên sự thuyết phục hơn vẫn là cắt nghĩa vấn đề từ phương diện chức năng và rối loạn chức năng của tôn giáo. Theo đó, sự thống nhất trong mâu thuẫn của tôn giáo có thể được lý giải ở các chiều cạnh sau: - Nhờ những giá trị, chuẩn mực được các nhóm người thừa nhận, thực hành mà tôn giáo góp phần hình thành nên những cộng đồng luân lý khác nhau. Tất nhiên, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng liên kết xã hội. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, những lợi ích khác cũng là chất keo gắn kết thành viên của một xã hội. Tuy vậy, có khi tôn giáo là nhân tố gây nên sự căng thẳng, thậm chí xung đột, giữa các nhóm người hoặc giữa các quốc gia. Trong lịch sử cũng như hiện tại có thể thấy những trường hợp điển hình về điều mà S. Huntington gọi là sự va chạm giữa các nền văn minh. - Trong lý luận của Karl Marx và những người theo trường phái xã hội học xung đột, tôn giáo ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến 15 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 16 khích người bị áp bức quan tâm ở thế giới khác, thay vì phải đổi thay, xóa bỏ sự đói nghèo hay sự bóc lột đang hiện diện. Tôn giáo góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó, cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo, thánh thần để thực hiện quyền kiểm soát xã hội. Có lẽ vì thế câu nói nổi tiếng của Karl Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”1 rất hay được viện dẫn. Từ những nghiên cứu của Max Weber về hệ phái Calvin của Tin Lành đưa người ta đến kết luận: tôn giáo có tác dụng t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đạo đức tôn giáo Tôn giáo Việt Nam Ứng xử tôn giáo Đạo đức tôn giáo Đời sống xã hội Việt Nam Sinh hoạt tôn giáo Đời sống nhân loạiTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam
99 trang 56 0 0 -
Cư trú và hoạt động của tu sĩ Phật giáo thuyên chuyển đến tỉnh Bình Dương
17 trang 47 0 0 -
Đề tài: VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
12 trang 36 0 0 -
Bài giảng Tôn giáo – tín ngưỡng
38 trang 35 0 0 -
Tôn giáo lễ hội Việt Nam: Phần 2
389 trang 32 0 0 -
Tín ngưỡng Việt Nam - Nếp cũ (Quyển hạ): Phần 1
225 trang 30 0 0 -
Cộng đồng tôn giáo - Dân tộc tại Kon Tum
12 trang 30 0 0 -
Giáo dục tư tưởng Nghiệp cho thanh niên Phật tử ở Việt Nam hiện nay
8 trang 29 0 0 -
Một số điều trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay: Phần 1
87 trang 28 0 0 -
Tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về tâm linh
12 trang 27 0 0