Danh mục tài liệu

Bàn thêm về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.82 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lâu nay, khi bàn về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký vẫn có hai luồng ý kiến có xu hướng đối lập: một là khẳng định ngợi ca và hai là phủ nhận, chỉ trích. Dựa trên những cứ liệu cụ thể và một số tư liệu mới, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích và cho rằng có nhiều bằng cứ để khẳng định Trương Vĩnh Ký là một người chủ trương tự trị văn hoá hơn là một nhà hoạt động chính trị với vũ khí là văn hoá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh KýDương Thu HằngTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ80(04): 3 - 7BÀN THÊM VỀ VAI TRÒ TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮCỦA TRƯƠNG VĨNH KÝDương Thu Hằng*Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTLâu nay, khi bàn về vai trò truyền bá chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký vẫn có hai luồng ý kiếncó xu hướng đối lập: một là khẳng định ngợi ca và hai là phủ nhận, chỉ trích. Dựa trên những cứliệu cụ thể và một số tư liệu mới, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích và cho rằng có nhiều bằngcứ để khẳng định Trương Vĩnh Ký là một người chủ trương tự trị văn hoá hơn là một nhà hoạtđộng chính trị với vũ khí là văn hoá.Từ khoá: Trương Vĩnh Ký, vai trò, chữ quốc ngữ, văn hoá, chính trịA TÒNG HAY TIÊN PHONG? *Lâu nay, khi bàn về vai trò truyền bá chữquốc ngữ của Trương Vĩnh Ký vẫn có hailuồng ý kiến có xu hướng đối lập. Một lànhững nhận định đánh giá cho rằng TrươngVĩnh Ký là người có công đầu trong việc phổcập chữ quốc ngữ ở Việt Nam, xếp ông ở vịtrí “cột mốc đánh dấu một cuộc xuất phát”[1].Luồng ý kiến thứ hai có xu hướng phủ địnhvai trò truyền bá chữ quốc ngữ của TrươngVĩnh Ký mà Phạm Thế Ngũ [2] là một đạidiện tiêu biểu.Có thể thấy, phía quy công, lấy bằng cứ lànhững công việc, tác phẩm thực tế củaTrương Vĩnh Ký; bên buộc tội, nệ vào chủtrương của chính quyền thực dân được cụ thểhóa bằng các nghị định, thông tư. Nhưng ítngười lưu tâm đến tính niên đại và theo đó lànhững tương tác của hai “bằng chứng” này.Vì thế, công việc của chúng tôi là thử tạo mộtdấu nối giữa chúng.Sau khi lập bảng thống kê đối chiếu, chúngtôi thấy: Việc phổ biến chữ quốc ngữ và bãibỏ chữ Hán, chữ Nôm là một chính sách quantrọng của chính quyền Pháp, cả về chính trị vàvăn hóa: tôi coi việc bãi bỏ chữ Hán và thaythế trước tiên bằng chữ quốc ngữ, sau bằngchữ Pháp, là một phương pháp rất chính trị,rất thực tế và rất hữu hiệu để lập ra ở Bắc kỳmột nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông... [3]. Đó làbiến Việt Nam thành thuộc địa và tách người*Tel: 0912938489dân Việt, trong đó trí thức Nho học có vai tròdẫn đạo tinh thần, ra khỏi văn hóa truyềnthống vốn nhiều rằng buộc với Trung Hoa. Vàphương thức để thực hiện mục tiêu này là chữquốc ngữ. Thời điểm chính thức thực hiệnchính sách này là ngày ban hành Nghị địnhngày 22/2/1869 của thống đốc Nam Kỳ, vàphải đến tận năm 1910 mới được thực thi tạiBắc Kỳ với thông tư ra ngày 01/6 về việc phổbiến chữ quốc ngữ. Trong gần một nửa thế kỷđó, chính quyền thuộc địa đã ban hành khánhiều thông tư, nghị định nhằm mau chóngđồng hóa người Việt. Bên cạnh đó, chínhquyền thực dân sẵn sàng trọng thưởng hoặcbổ dụng nắm giữ các chức vụ trong bộ máynhà nước cho những ai giỏi tiếng Pháp và chữquốc ngữ. Song thực tế không diễn ra thuậnlợi như hình dung ban đầu của người Pháp.Chính Legrand de la Liraye - một quan chứccủa chính quyền thực dân đương thời đã thừanhận (ngày 05/1/1873): Sau 10 năm thínghiệm, việc dùng những mẫu tự Latinhkhông bắt rễ được vào dân chúng trong 6 tỉnhcủa chúng ta...[4].Trương Vĩnh Ký là một trong những ngườiViệt Nam đầu tiên cộng tác với Pháp. Làthông ngôn đầu tiên cho chính quyền thực dânvà sau này ở nhiều cương vị khác, như: giáosư Pháp văn, Chánh tổng tài Gia Định báo,Giám đốc trường Sư phạm thuộc địa..., chắcchắn ông phải có vai trò nhất định trong việcthực thi các chính sách của nhà cầm quyềnđương thời. Song, chính bảng đối chiếu trêncũng cho thấy ngày 22/2/1869, nhà cầm3Dương Thu HằngTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆquyền Pháp chính thức ban hành nghị định vềviệc dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờchính thức trong khi ba năm trước đó, 1866,Trương Vĩnh Ký đã cho ra đời ấn phẩm quốcngữ đầu tiên là Chuyện đời xưa. Và, khoảngcách giữa tác phẩm biên khảo đầu tiên củaTrương Vĩnh Ký (Chuyện đời xưa - 1866) vàNiên giám bằng chữ quốc ngữ đầu tiên củaPháp năm 1879 là 13 năm. Như vậy, việc coiTrương Vĩnh Ký là một công cụ tay sai thựchiện các chính sách của nhà cầm quyền khôngdễ “đứng” được trước thực tế này. Thậm chí,trong chừng mực nào đó có thể nghĩ tới mộtnhận định khác, rằng: các hoạt động của ônglà những gợi ý hữu hiệu cho nhà cầm quyềnxem xét điều chỉnh các thông tư, nghị địnhsau này. Chẳng hạn, sau 3 năm thực thi chínhsách ép buộc, đến năm 1872, người Phápnhận ra rằng không thể cưỡng bức việc dùngchữ quốc ngữ bằng cách bắt người Việt đoạntuyệt với văn hóa truyền thống của họ:Người ta sẽ không chống lại việc học chữviết bằng mẫu tự La tinh nếu tiếng An Namđược thay thế để dịch một vài tác phẩm TrungHoa cơ bản và cổ điển[5]... thì Trương VĩnhKý đã ý thức và thực hiện điều này từ nhiềunăm trước đó bằng cách đưa chữ quốc ngữtừng bước một thâm nhập vào đời sống quanhững câu chuyện kể quen thuộc, như Chuyệnđời xưa, qua các mẩu tin ngắn hay các bài viếttrong mục “Thứ vụ” trên Gia Định báo...Người Pháp cho thiết lập trường học để phổcập chữ quốc ngữ từ năm 1880 trong khiTrương Vĩnh Ký đã chủ trương điều này từnăm 1866 khi ...