Danh mục tài liệu

Bàn thêm về việc hình thành quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.02 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại các trường đại học; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung trả lời 2 câu hỏi: (i) vì sao và (ii) làm thế nào để tạo lập, quản lý cũng như sử dụng Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về việc hình thành quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học BÀN THÊM VỀ VIỆC HÌNH THÀNH QUỸ HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trần Xuân Hải* - Đào Thị Hương** 1 2 TÓM TẮT: Để có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại các trường đại học; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án “Hỗ trợ học sinh,sinh viênkhởi nghiệpđến năm 2025” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017. Đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó có giải pháp xây dựngQuỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học từ nguồn kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung trả lời 2 câu hỏi: (i) vì sao và (ii) làm thế nào để tạo lập, quản lý cũng như sử dụng Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học. Từ khóa: Sinh viên; Khởi nghiệp; Quỹ hỗ trợ.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUỸ HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Một là, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên Khởi nghiệp là một quá trình khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro; tỷ lệ thành công của khởi nghiệphiện nay là dưới 10%. Khởi sự là thời kỳ gian nan nhất trong vòng đời của các dự án khởi nghiệp. Đa số cácsinh viên khi bắt tay vào một dự án khởi nghiệp đều thiếu kinh nghiệm, gặp nhiều khó khăn về thủ tục pháplý, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư, ngânhàng thương mại là không thực hiện được vì không chứng minh được năng lực, tài sản đảm bảo, tính khảthi và hiệu quả của phương án vay vốn, thiếu hồ sơ chứng từ để giải ngân. Mặt khác, các nhà đầu tư hoặcngân hàng đều chưa có cơ sở và căn cứ để tin tưởng vào các dự án của sinh viên, dẫn đến việc tiếp cận vốncủa sinh viên khởi nghiệp là khó khăn, kết quả là các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên khó thể triển khai,khả năng hiện thực hóa thấp. Vì vậy, cần thiết phải ra đời quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong trường đại học. Đâyvừa là cầu nối giữa các dự án khởi nghiệp của sinh viên với nguồn vốn, vừa là nguồn đầu tư cho các dự án,ý tưởng khoa học công nghệ trên thời kỳ khó khăn đầu tiên của quá trình khởi nghiệp. Hai là, thúc đẩy tinh thần và khả năng khởi nghiệp của sinh viên Với mục đích hỗ trợ sinh viên có kinh phí thực hiện dự án khởi nghiệp, quỹ thực sự đóng vai tròrất lớn trong việc thúc đẩy tinh thần và khả năng khởi nghiệp của sinh viên khi còn đang ngồi trên ghếnhà trường. Điều này cũng sẽ giúp nhà trường định hướng về nghề nghiệp cho sinh viên, tận dụng vàphát huy nguồn nhân lực hiêu quả. Các hoạt động, cuộc thi ý tưởng kinh doanh, ý tưởng sáng tạo màquỹ tổ chức sẽ giúp các ý tưởng khởi nghiệp được ươm mầm, tạo ra sân chơi bổ ích cho các dự án được* Khoa Hệ thống thông tin kinh tế,Học viện Tài chính, Việt Nam**Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Tài chính, Việt NamINTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1223trình bày và đến gần hơn với các nhà đầu tư, tăng sự cọ xát và tính thực tế trong việc vận dụng các kiếnthức được học trong nhà trường. Đặc biệt, quỹ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sân chơi, các cuộc thimang tính phong trào mà hơn hết là nơi ươm mầm và hỗ trợ để các dự án khả thi có cơ hội được pháttriển. Từ đó, giải quyết được vấn đề lãng phí nhân lực, ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khoa học - côngnghệ; khắc phục được tình trạng nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo được hội đồng trường đại học, hộiđồng doanh nhân đánh giá, được điểm cao nhưng không có vốn để triển khai, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đónggóp lợi ích, giá trị gia tăng cho xã hội. Ba là, phát triển và nhân rộng phong trào khởi nghiệp cho sinh viên Tìm kiếm và thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên đồng nghĩa với việc Quỹ có vai trògián tiếp trong việc phát triển và nhân rộng phong trào khởi nghiệp cho sinh viên trong nhà trường. Thựctế cho thấy, hiện nay phong trào khởi nghiệp của sinh viên đã dần được phổ biến nhưng mới chỉ dừng lại ởmức độ tham gia cho có phong trào, thành tích. Với quy mô tại các cuộc thi, sân chơi thì số tiền nhận đượctừ giải thưởng không đủ để các sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng và đề án khởi nghiệp của mình. Mặc dùnhà trường rất tạo điều ...

Tài liệu có liên quan: