BÀN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Số trang: 6
Loại file: doc
Dung lượng: 95.00 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, cùng với
việc cải cách các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội (ASXH), vấn đề đảm bảo nguồn lực tài
chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và
đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách đối với nền kinh tế trong những năm
tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM BÀN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TS. Đỗ Ngọc HuỳnhCập nhật ngày: 03/11/2010 Trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội (ASXH), vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách đối với nền kinh tế trong những năm tới. 1.Thực trạng hệ thống ASXH ASXH thường được hiểu là việc đảm bảo đời sống cho các tầng lớp dân cư trong xã hội đạt được những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo ổn định kinh tế xã hội. Theo nghĩa rộng, ASXH bao gồm toàn bộ các hoạt động đảm bảo đời sống cho nhân dân. Mục tiêu cơ bản của ASXH có thể khái quát bao gồm đảm bảo an ninh thu nhập, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, bảo vệ các đối tượng yếu thế và đảm bảo sự ổn định, gắn kết xã hội. ASXH đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống ASXH thường gồm các cấu phần chủ yếu là nhóm BHXH (bao gồm các hình thức BHXH và BHYT), bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội, và các dịch vụ xã hội khác. Trong đó, nhóm BHXH đóng vai trò trọng tâm của hệ thống. Ở Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007, quy định các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp. Về BHYT, chínhsách BHYT được coi là chế độ khám chữa bệnh (KCB) của chính sách BHXH. Trước năm 1992, mọi chi phí KCB do NSNN chi trả. Kể từ năm 1992, chế độ BHYT mới được triển khai và Luật Bảo hiểm Y tế được ban hành vào năm 2008 đánh dấu một bước cải cách quan trọng trong chế độ BHYT. Kết quả đạt được Hệ thống chính sách ASXH đã được cải cách mạnh mẽ từ đầu những năm 1990 đến nay, trong đó hệ thống BHXH và BHYT là nòng cốt trên cơ sở nguyên tắc ba bên cùng tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước) để giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Đây là quá trình cải cách phù hợp với mô hình phân phối của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Quan hệ mức đóng và mức hưởng đã tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động BHXH theo từng chế độ riêng biệt. Phạm vi đối tượng tham gia các hình thức BHXH và BHYT ngày càng được mở rộng. Tổng số người tham gia BHXH tăng từ 2,85 triệu người năm 1995 lên 8,7 triệu người năm 2008 (bằng gần 25% lực lượng lao động cả nước). Về BHYT, số đối tượng tham gia tăng mạnh từ 3,7 triệu năm 1993 lên 39,2 triệu người năm 2008, trong đó 28,6 triệu người tham gia BHYT bắt buộc; 10,6 triệu người tham gia BHYT tự nguyện.Hàng triệu người lao động đã được chi trả, trợ cấp theo các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, hưu trí, tuất và mất sức lao động trực tiếp, đảm bảo đúng đối tượng, chế độ, kịp thời và trực tiếp đến người thụ hưởng; không còn tình trạng nợ đọng lương hưu và các chế độ BHXH khác. Hệ thống BHXH Việt Nam được quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, được chuyên môn hoá để thực hiện các chính sách, chế độ BHXH qua việc tách hoạt động của sự nghiệp quản lý quỹ BHXH ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước. BHXH Việt Nam thực hiện cải cách hành chính, tổ chức thực hiện tốt chức năng quản lý thu chi BHXH, cải tiến quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH trong cả nước, đảm bảo tính thống nhất, kịp thời, công bằng và hiệu quả. Đã hình thành cơ chế quản lý tài chính thống nhất đối với các loại hình BHXH, tạo căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ASXH ngày càng phát triển trên phạm vi rộng và quy mô lớn trên toàn quốc. Quy mô và tiềm lực tài chính của các quỹ ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của mức đóng góp và chi trả. Tổng số dư các quỹ ASXH đã lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo cơ sở cho việc phát triển quỹ và nguồn vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế. Đối tượng hưởng bảo trợ xã hội được mở rộng và tăng nhanh, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế phát sinh, qua đó góp phần đảm bảo ổn định kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 1996 2005, có trên 8 triệu người thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi, trong đó trợ cấp ưu đãi hàng tháng khoảng 1,5 triệu người. Mức trợ cấp cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế, qua đó đảm bảo nâng dần mức sống cho các đối tượng thụ hưởng. Các gia đình chính sách xã hội được đảm bảo mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với người dân trên địa bàn. Một số tồn tại, hạn chế Hệ thống ASXH phát triển chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu sự liên kết và hỗ trợ nhau. Một số chính sách ASXH còn tồn tại những bất hợp lý; Chưa có các chính sách ASXH đặc thù và phù hợp với dân cư nông thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó khăn. Diện bao phủ của hệ thống còn chưa cao, mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng nơi có hoàn cảnh sống thuận lợi, chưa mở rộng đối với những đối tượng nông thôn, miền núi vùng khó khăn; mạng lưới chủ yếu mới bao phủ khu vực kinh tế chính thức. Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng trong mức sống dân cư. Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH chưa theo kịp yêu cầu phát triển thực tế, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình ASXH. Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống ASXH, kể cả các quỹ BHXH, BHYT và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt và trong trung và dài hạn. Theo đánh giá sơ bộ, các quỹ BHXH, BHYT ở trong tình trạng báo động trong tương lai gần, đặc biệt là đối với quỹ BHYT. Nguồn lực đầu tư cho ASXH củ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM BÀN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TS. Đỗ Ngọc HuỳnhCập nhật ngày: 03/11/2010 Trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội (ASXH), vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách đối với nền kinh tế trong những năm tới. 1.Thực trạng hệ thống ASXH ASXH thường được hiểu là việc đảm bảo đời sống cho các tầng lớp dân cư trong xã hội đạt được những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo ổn định kinh tế xã hội. Theo nghĩa rộng, ASXH bao gồm toàn bộ các hoạt động đảm bảo đời sống cho nhân dân. Mục tiêu cơ bản của ASXH có thể khái quát bao gồm đảm bảo an ninh thu nhập, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, bảo vệ các đối tượng yếu thế và đảm bảo sự ổn định, gắn kết xã hội. ASXH đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống ASXH thường gồm các cấu phần chủ yếu là nhóm BHXH (bao gồm các hình thức BHXH và BHYT), bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội, và các dịch vụ xã hội khác. Trong đó, nhóm BHXH đóng vai trò trọng tâm của hệ thống. Ở Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007, quy định các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp. Về BHYT, chínhsách BHYT được coi là chế độ khám chữa bệnh (KCB) của chính sách BHXH. Trước năm 1992, mọi chi phí KCB do NSNN chi trả. Kể từ năm 1992, chế độ BHYT mới được triển khai và Luật Bảo hiểm Y tế được ban hành vào năm 2008 đánh dấu một bước cải cách quan trọng trong chế độ BHYT. Kết quả đạt được Hệ thống chính sách ASXH đã được cải cách mạnh mẽ từ đầu những năm 1990 đến nay, trong đó hệ thống BHXH và BHYT là nòng cốt trên cơ sở nguyên tắc ba bên cùng tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước) để giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Đây là quá trình cải cách phù hợp với mô hình phân phối của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Quan hệ mức đóng và mức hưởng đã tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động BHXH theo từng chế độ riêng biệt. Phạm vi đối tượng tham gia các hình thức BHXH và BHYT ngày càng được mở rộng. Tổng số người tham gia BHXH tăng từ 2,85 triệu người năm 1995 lên 8,7 triệu người năm 2008 (bằng gần 25% lực lượng lao động cả nước). Về BHYT, số đối tượng tham gia tăng mạnh từ 3,7 triệu năm 1993 lên 39,2 triệu người năm 2008, trong đó 28,6 triệu người tham gia BHYT bắt buộc; 10,6 triệu người tham gia BHYT tự nguyện.Hàng triệu người lao động đã được chi trả, trợ cấp theo các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, hưu trí, tuất và mất sức lao động trực tiếp, đảm bảo đúng đối tượng, chế độ, kịp thời và trực tiếp đến người thụ hưởng; không còn tình trạng nợ đọng lương hưu và các chế độ BHXH khác. Hệ thống BHXH Việt Nam được quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, được chuyên môn hoá để thực hiện các chính sách, chế độ BHXH qua việc tách hoạt động của sự nghiệp quản lý quỹ BHXH ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước. BHXH Việt Nam thực hiện cải cách hành chính, tổ chức thực hiện tốt chức năng quản lý thu chi BHXH, cải tiến quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH trong cả nước, đảm bảo tính thống nhất, kịp thời, công bằng và hiệu quả. Đã hình thành cơ chế quản lý tài chính thống nhất đối với các loại hình BHXH, tạo căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ASXH ngày càng phát triển trên phạm vi rộng và quy mô lớn trên toàn quốc. Quy mô và tiềm lực tài chính của các quỹ ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của mức đóng góp và chi trả. Tổng số dư các quỹ ASXH đã lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo cơ sở cho việc phát triển quỹ và nguồn vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế. Đối tượng hưởng bảo trợ xã hội được mở rộng và tăng nhanh, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế phát sinh, qua đó góp phần đảm bảo ổn định kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 1996 2005, có trên 8 triệu người thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi, trong đó trợ cấp ưu đãi hàng tháng khoảng 1,5 triệu người. Mức trợ cấp cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế, qua đó đảm bảo nâng dần mức sống cho các đối tượng thụ hưởng. Các gia đình chính sách xã hội được đảm bảo mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với người dân trên địa bàn. Một số tồn tại, hạn chế Hệ thống ASXH phát triển chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu sự liên kết và hỗ trợ nhau. Một số chính sách ASXH còn tồn tại những bất hợp lý; Chưa có các chính sách ASXH đặc thù và phù hợp với dân cư nông thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó khăn. Diện bao phủ của hệ thống còn chưa cao, mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng nơi có hoàn cảnh sống thuận lợi, chưa mở rộng đối với những đối tượng nông thôn, miền núi vùng khó khăn; mạng lưới chủ yếu mới bao phủ khu vực kinh tế chính thức. Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng trong mức sống dân cư. Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH chưa theo kịp yêu cầu phát triển thực tế, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình ASXH. Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống ASXH, kể cả các quỹ BHXH, BHYT và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt và trong trung và dài hạn. Theo đánh giá sơ bộ, các quỹ BHXH, BHYT ở trong tình trạng báo động trong tương lai gần, đặc biệt là đối với quỹ BHYT. Nguồn lực đầu tư cho ASXH củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quy trình quản lý ngân sách nhà nước chính sách quản lý đường lối nhà nước phương thức quản lýTài liệu có liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 341 0 0 -
51 trang 254 0 0
-
5 trang 234 0 0
-
200 trang 199 0 0
-
12 trang 137 0 0
-
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 136 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 135 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 130 0 0 -
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 130 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 120 0 0