Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 367.03 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca, ủng hộ con người cá nhân, cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ, Viên Mai luôn đề cao thuyết tính linh, nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân, quy luật cấu tứ nghệ thuật, tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca, đặc điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca, mà phương diện chủ yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) BÀN VỀ NGHỆ THUẬT THƠ CA TRONG TÙY VIÊN THI THOẠI CỦA VIÊN MAI Đỗ Thu Thủy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: dothuy.dhkh@gmail.com Ngày nhận bài: 27/8/2020; ngày hoàn thành phản biện: 10/12/2020; ngày duyệt đăng: 10/12/2020 TÓM TẮT Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca, ủng hộ con người cá nhân, cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ, Viên Mai luôn đề cao thuyết tính linh, nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân, quy luật cấu tứ nghệ thuật, tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca, đặc điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca, mà phương diện chủ yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác. Trong sáng tác của mình, ông chú ý nhiều về sự đa dạng của đề tài và tạo nên dấu ấn, phong cách riêng cho thơ ca. Qua đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn các tác phẩm của Viên Mai cũng như các tác phẩm văn học trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. Từ khóa: Thơ, Tùy Viên thi thoại, Viên Mai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viên Mai (1716 – 1798) tự là Tử Tài, hiệu là Giản Trai, người Tiền Đường, tỉnh Triết Giang. Ông làm quan dưới thời Càn Long, sau khi cáo quan thì cư ngụ dưới chân núi Tiểu Thương Sơn Tùy Viên, nên có hiệu là Tùy Viên tiên sinh. Viên Mai có viết văn, làm thơ, nhưng tên tuổi và ảnh hưởng của ông còn truyền đến hôm nay chủ yếu trong tư cách nhà lí luận và phê bình thơ, đặc biệt với tác phẩm Tùy Viên thi thoại. Thi thoại là loại sách tuyển thơ, bàn luận về thơ và phép làm thơ, nhưng quan trọng nhất là những câu chuyện đi cùng những câu thơ, bài thơ được tuyển. Viên Mai phân biệt thi thoại với thi tuyển như sau: “thi thoại không phải là thi tuyển; tuyển thì thơ hay là chọn, còn thi thoại thì trước phải có câu chuyện về thơ rồi mới chép thơ” [3, tr. 822]. Thi thoại đã phổ biến từ thời Tống, và theo giới nghiên cứu, Viên Mai là người đưa nó lên đỉnh cao với Tùy Viên thi thoại. Trong cuốn sách này, xuất phát từ hạt nhân là khái niệm “tính linh”, Viên Mai đã luận bàn một cách toàn diện các vấn đề của nghệ thuật thơ ca. 23 Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai 2. NỘI DUNG Khái niệm “tính linh” đã xuất hiện trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp và Thi phẩm của Chung Vinh, nhưng Viên Mai được đánh giá là người đã nâng tầm lý luận và khiến nó trở nên nổi tiếng. Về nội hàm khái niệm, theo Đoàn Lê Giang, “tính” là tính tình, tình cảm, “linh” là sự nhạy cảm, linh diệu [1]. Nguyễn Đình Phức cũng cho rằng, thuyết tính linh của Viên Mai về cơ bản gồm hai phần: “một là nhắm đến biểu đạt tính tình, tức biểu đạt thế giới tình cảm chân thực của chủ thể; hai là nhắm đến linh cơ, tức cá tính đa dạng và bản năng trời cho của chủ thể” [8, tr. 95]. Phương Lựu trong cuốn Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Hoa khái quát thuyết tính linh của Viên Mai vào “tính tình và linh cảm”, đề cao “chân và hoạt” [4, tr. 162]. Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Thơ văn cổ Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ thì khẳng định nội hàm của thuyết tính linh bao gồm ba nhân tố cơ bản là chân tình, cá tính và tài năng của nhà thơ [7,420]. Nguyễn Thanh Tùng trong bài “Vài nét về thuyết tính linh trong tư tưởng thi học Việt Nam thời trung đại” còn tóm lược một số ý kiến đáng chú ý về khái niệm tính linh [5, tr. 108]. Như quan niệm của Tiêu Hoa Vinh xem tính linh là sự kết hợp của hai từ “tính tình” và “linh cơ”. Chu Tắc Kiệt lại hiểu: “Hàm nghĩa cơ bản nhất của thuyết tính linh đại để không ngoài hai phương diện: tính tình phải thật, ngòi bút phải linh hoạt”. Nguyễn Thanh Tùng đánh giá Viên Mai là người kế thừa và đưa thuyết tính linh phát triển đến độ hoàn thiện, và vì thế khiến nó phức tạp hơn trước. Trong Tùy Viên thi thoại, những nội hàm trên của khái niệm tính linh được Viên Mai thể hiện tập trung trên các vấn đề chính yếu sau: - Vấn đề tình cảm trong thơ; - Vấn đề mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ; - Vấn đề cá tính sáng tạo; - Vấn đề tư chất và đào luyện. Thứ nhất là tình cảm trong thơ. Viên Mai từng tuyên bố rằng, tôi thích nhất những sáng tác nói lên tình cảm, đọc nó lên như thể Hoàn Tử Dã nghe ca, ngạc nhiên thích thú làm sao! Tình cảm vừa là khởi điểm để có thơ, vừa là nội dung của thơ, đồng thời cũng là tiêu chí để xác định giá trị thơ. Về loại tình cảm, tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thực, phi vụ lợi. Không phải mẫu ngư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) BÀN VỀ NGHỆ THUẬT THƠ CA TRONG TÙY VIÊN THI THOẠI CỦA VIÊN MAI Đỗ Thu Thủy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: dothuy.dhkh@gmail.com Ngày nhận bài: 27/8/2020; ngày hoàn thành phản biện: 10/12/2020; ngày duyệt đăng: 10/12/2020 TÓM TẮT Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca, ủng hộ con người cá nhân, cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ, Viên Mai luôn đề cao thuyết tính linh, nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân, quy luật cấu tứ nghệ thuật, tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca, đặc điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca, mà phương diện chủ yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác. Trong sáng tác của mình, ông chú ý nhiều về sự đa dạng của đề tài và tạo nên dấu ấn, phong cách riêng cho thơ ca. Qua đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn các tác phẩm của Viên Mai cũng như các tác phẩm văn học trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. Từ khóa: Thơ, Tùy Viên thi thoại, Viên Mai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viên Mai (1716 – 1798) tự là Tử Tài, hiệu là Giản Trai, người Tiền Đường, tỉnh Triết Giang. Ông làm quan dưới thời Càn Long, sau khi cáo quan thì cư ngụ dưới chân núi Tiểu Thương Sơn Tùy Viên, nên có hiệu là Tùy Viên tiên sinh. Viên Mai có viết văn, làm thơ, nhưng tên tuổi và ảnh hưởng của ông còn truyền đến hôm nay chủ yếu trong tư cách nhà lí luận và phê bình thơ, đặc biệt với tác phẩm Tùy Viên thi thoại. Thi thoại là loại sách tuyển thơ, bàn luận về thơ và phép làm thơ, nhưng quan trọng nhất là những câu chuyện đi cùng những câu thơ, bài thơ được tuyển. Viên Mai phân biệt thi thoại với thi tuyển như sau: “thi thoại không phải là thi tuyển; tuyển thì thơ hay là chọn, còn thi thoại thì trước phải có câu chuyện về thơ rồi mới chép thơ” [3, tr. 822]. Thi thoại đã phổ biến từ thời Tống, và theo giới nghiên cứu, Viên Mai là người đưa nó lên đỉnh cao với Tùy Viên thi thoại. Trong cuốn sách này, xuất phát từ hạt nhân là khái niệm “tính linh”, Viên Mai đã luận bàn một cách toàn diện các vấn đề của nghệ thuật thơ ca. 23 Bàn về nghệ thuật thơ ca trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai 2. NỘI DUNG Khái niệm “tính linh” đã xuất hiện trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp và Thi phẩm của Chung Vinh, nhưng Viên Mai được đánh giá là người đã nâng tầm lý luận và khiến nó trở nên nổi tiếng. Về nội hàm khái niệm, theo Đoàn Lê Giang, “tính” là tính tình, tình cảm, “linh” là sự nhạy cảm, linh diệu [1]. Nguyễn Đình Phức cũng cho rằng, thuyết tính linh của Viên Mai về cơ bản gồm hai phần: “một là nhắm đến biểu đạt tính tình, tức biểu đạt thế giới tình cảm chân thực của chủ thể; hai là nhắm đến linh cơ, tức cá tính đa dạng và bản năng trời cho của chủ thể” [8, tr. 95]. Phương Lựu trong cuốn Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Hoa khái quát thuyết tính linh của Viên Mai vào “tính tình và linh cảm”, đề cao “chân và hoạt” [4, tr. 162]. Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Thơ văn cổ Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ thì khẳng định nội hàm của thuyết tính linh bao gồm ba nhân tố cơ bản là chân tình, cá tính và tài năng của nhà thơ [7,420]. Nguyễn Thanh Tùng trong bài “Vài nét về thuyết tính linh trong tư tưởng thi học Việt Nam thời trung đại” còn tóm lược một số ý kiến đáng chú ý về khái niệm tính linh [5, tr. 108]. Như quan niệm của Tiêu Hoa Vinh xem tính linh là sự kết hợp của hai từ “tính tình” và “linh cơ”. Chu Tắc Kiệt lại hiểu: “Hàm nghĩa cơ bản nhất của thuyết tính linh đại để không ngoài hai phương diện: tính tình phải thật, ngòi bút phải linh hoạt”. Nguyễn Thanh Tùng đánh giá Viên Mai là người kế thừa và đưa thuyết tính linh phát triển đến độ hoàn thiện, và vì thế khiến nó phức tạp hơn trước. Trong Tùy Viên thi thoại, những nội hàm trên của khái niệm tính linh được Viên Mai thể hiện tập trung trên các vấn đề chính yếu sau: - Vấn đề tình cảm trong thơ; - Vấn đề mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ; - Vấn đề cá tính sáng tạo; - Vấn đề tư chất và đào luyện. Thứ nhất là tình cảm trong thơ. Viên Mai từng tuyên bố rằng, tôi thích nhất những sáng tác nói lên tình cảm, đọc nó lên như thể Hoàn Tử Dã nghe ca, ngạc nhiên thích thú làm sao! Tình cảm vừa là khởi điểm để có thơ, vừa là nội dung của thơ, đồng thời cũng là tiêu chí để xác định giá trị thơ. Về loại tình cảm, tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thực, phi vụ lợi. Không phải mẫu ngư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tùy Viên thi thoại Nghệ thuật thơ ca Chức năng thẩm mỹ của thi ca Thuyết tính linh Lý luận thơ Viên MaiTài liệu có liên quan:
-
Cơ sở hình thành tính mơ hồ đa nghĩa trong ngôn ngữ thơ
11 trang 22 0 0 -
Biểu hiện của tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ ca
13 trang 22 0 0 -
Thi pháp học thể loại – Từ cổ điển đến hiện đại
8 trang 19 0 0 -
Tác phẩm 'Tùy Viên thi thoại' của Viên Mai từ góc nhìn phê bình nữ quyền nữ quyền
12 trang 18 0 0 -
Thiền đạo và nghệ thuật thơ ca thời Lý – Trần
9 trang 18 0 0 -
Sự kết hợp tài hoa thi ca và triết học trong thơ Chế Lan Viên
9 trang 17 0 0 -
Văn tâm điêu long - Nghệ thuật thơ ca: Phần 2
179 trang 17 0 0 -
Văn tâm điêu long - Nghệ thuật thơ ca: Phần 1
109 trang 16 0 0 -
Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trong một số sáng tác văn học nhà Nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX
8 trang 15 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong thơ trữ tình phong cảnh của Xécgây Exênin
7 trang 14 0 0