Danh mục tài liệu

Bàn về tiếp cận và một số biện pháp vận dụng lí thuyết RME trong dạy học môn toán ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 543.71 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu lí luận và tổng kết kinh nghiệm của chúng tôi về việc vận dụng lí thuyết Realistic Mathematics Education (RME) ở nước ta. Chúng tôi đã tiếp cận những công trình đầu tiên về RME từ nguồn khởi phát lí thuyết cùng một số công bố trong nước gần đây để bàn luận về cách hiểu sao cho đúng nghĩa, cách vận dụng RME sao cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về tiếp cận và một số biện pháp vận dụng lí thuyết RME trong dạy học môn toán ở Việt NamHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0087Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 7, pp. 162-173This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BÀN VỀ TIẾP CẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG LÍ THUYẾT RME TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở VIỆT NAM Lê Tuấn Anh và Trần Cường* Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu lí luận và tổng kết kinh nghiệm của chúng tôi về việc vận dụng lí thuyết Realistic Mathematics Education (RME) ở nước ta. Chúng tôi đã tiếp cận những công trình đầu tiên về RME từ nguồn khởi phát lí thuyết cùng một số công bố trong nước gần đây để bàn luận về cách hiểu sao cho đúng nghĩa, cách vận dụng RME sao cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam. Bài báo cũng đề xuất một số biện pháp vận dụng RME vào dạy học môn Toán ở Việt Nam. Mỗi biện pháp vận dụng RME cùng ví dụ minh hoạ được lựa chọn có thể là tham khảo bổ ích cho giáo viên toán ở trường phổ thông. Từ khoá: lí thuyết RME, dạy học môn Toán, biện pháp, bài tập thực tiễn.1. Mở đầu Trong 50 năm hình thành và phát triển, RME được phát triển mạnh mẽ bởi các nhà giáodục toán học (GDTH) tại Hà Lan [1]. Với nhiều điểm ưu việt, RME được khai thác, vận dụngmột cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới [2]. RME được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 2005, 2006 [3, 4]. Nguyen Phu Loc vàMai Hoan Hao vận dụng RME trong dạy học (DH) hàm số y = ax + b [5]; Trần Cường vàNguyễn Thuỳ Duyên làm rõ khái niệm bài tập thực tiễn và đề xuất phương án xây dựng lớp cácbài tập này [6]; Nguyen Tien Trung cùng các cộng sự phân tích mối quan hệ giữa RME với líthuyết tình huống, tư tưởng RME trong chương trình toán phổ thông Việt Nam, đưa ra một sốgợi ý - thông qua vài tình huống cụ thể cho thấy khả năng vận dụng trong thực tiễn DH toán ởnước ta [7-9]. Mặc dù những kết quả trên đã phong phú, chúng tôi nhận thấy 2 khoảng trống cầnbàn luận kỹ hơn: giữa ý tưởng nguyên gốc của các nhà sáng lập lí thuyết RME với một số nhìnnhận, diễn giải của các nhà nghiên cứu trong nước; giữa ý tưởng có phần thiên về lí luận hànlâm của RME với những biện pháp thực thi vẫn đảm bảo tính thần RME, đủ khái quát để địnhhướng hành động một cách phổ quát nhưng cũng đủ tường minh để GV có thể vận dụng. Bài báo này trình bày những luận điểm chính và những nguyên tắc của RME, khẳng địnhsự phù hợp của RME với quan điểm chỉ đạo, định hướng DH môn Toán ở Việt Nam, một sốkhó khăn cần và có thể khắc phục khi vận dụng lí thuyết này. Từ đó chúng tôi đề xuất một sốbiện pháp vận dụng RME vào DH môn Toán ở Việt Nam.Ngày nhận bài: 15/4/2020. Ngày sửa bài: 20/7/2020. Ngày nhận đăng: 27/7/2020.Tác giả liên hệ: Trần Cường. Địa chỉ e-mail: trancuong@hnue.edu.vn162 Bàn về tiếp cận và một số biện pháp vận dụng lí thuyết RME trong dạy học môn Toán ở Việt Nam2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận, tiền đề và điều kiện để vận dụng RME ở Việt Nam2.1.1. Những luận điểm chính và những nguyên tắc của RME * Nguồn gốc của thuật ngữ RME Theo Treffers [10, tr. 243], “Toán học hóa theo chiều ngang” gắn với việc chuyển từ bàitoán thực tiễn sang bài toán của Toán học, còn “Toán học hóa theo chiều dọc” liên quan tới việc“vận hành trong hệ thống Toán học” và hai loại toán học hóa này có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau. De Lange đã liệt kê các hoạt động chứa những thành tố của chúng [11, tr. 43]. Bảng 1. Phân loại 4 xu hướng Thuật ngữ “Realistic” trong RME bắt nguồn từ trong giáo dục toán họcviệc Treffers sử dụng tiêu chí “Toán học hóa theochiều ngang” và “Toán học hóa theo chiều dọc” đểphân loại 4 xu hướng khác nhau trong GDTH, baogồm xu hướng máy móc (“mechanistic”), xu hướngcấu trúc (“structuralist”), xu hướng kinh nghiệm(“empiricist”) và xu hướng “realistic”, minh họa ởBảng 1 [10, tr. 251]. Thuật ngữ “realistic” của RME dễ gây hiểu nhầm là xu hướng này tập trung vào thực tiễnvà tính xác thực (authentic) của vấn đề. Thực ra, theo Van den Heuvel-Panhuizen, “realistic”xuất phát từ một động từ trong Tiếng Hà Lan “zich realiseren” có nghĩa là “tưởng tượng” [12].Bà giải thích rõ hơn: “thuật ngữ realistic đề cập tới việc học sinh được đặt vào tình huống vấnđề mà họ có thể tưởng tượng hơn là việc đề cập tới tính thực tế hoặc thực tiễn của vấn đề vàngay cả những câu chuyện cổ hoặc những bài toán thuần túy cũng có thể là ngữ cảnh phù hợpmiễn là chúng có thực trong suy nghĩ, trải nghiệm của học sinh” [12]. * Những luận điểm chính của RME Những luận điểm chính của RME được đề xuất chủ yếu bởi Freudenthal, có liên quan chặtchẽ với nhau và để trả lời câu hỏi do ông đặt ra “Tại sao cần DH môn Toá ...