
Bàn về tự do học thuật trong cơ chế tự chủ của giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về tự do học thuật trong cơ chế tự chủ của giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay BÀN VỀ TỰ DO HỌC THUẬT TRONG CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Hồng Nga Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM 1. Đặt vấn đề Từ trước tới nay trong các văn bản chính thức tại VN, khi chúng ta đề cập đếnvấn đề tự chủ trong các trường đại học, chúng ta thường hiểu đó là tự chủ về tài chính,về biên chế giảng viên, về chỉ tiêu đào tạo… Tuy nhiên có một vấn đề mà hầu hết cáctrường có uy tín trên thế giới được quyền và có quyền: đó là tự do học thuật. Nhiệm vụ của trường ĐH là “sáng tạo ra tương lai” (Whitehead, 1938). Để làmđược điều này thì việc tự do theo đuổi học thuật, nghiên cứu là thiết yếu. Nghiên cứucần có quyền tự do và độc lập. Tự do học thuật liên quan đến việc giảng dạy, nghiêncứu và phát ngôn thảo luận và phát biểu mà không bị kiểm duyệt và áp đặt về các vấnđề chuyên môn, các vấn đề của bản thân trường đại học nơi người phát ngôn làm việc,cũng như các vấn đề chung của toàn xã hội. Mục tiêu của bài viết là đưa ra các luận chứng khoa học và thực tiễn để nhấnmạnh quyền tự do học thuật tại các trường đại học của thế giới nói riêng và VN nóichung và đề xuất một số giải pháp để nâng cao tự do học thuật tại các trường ĐH ở VN,nhất là các trường ĐH định hướng nghiên cứu. Ngày nay tất cả các trường đại học đẳng cấp thế giới đều là đại học nghiên cứu,không có ngoại lệ nào. Nhưng không phải tất cả các trường đại học nghiên cứu đều ởđẳng cấp thế giới. Hiện nay nhiều tổ chức đã có những tiêu chí để xếp hạng các trường ĐH trên thếgiới và tiêu chí quan trọng nhất trong đó chính là kết quả nghiên cứu khoa học của cáctrường. Trong những năm gần đây một số trường ĐH của VN cũng đã lọt vào danh sáchcủa các tổ chức xếp hạng. QS World University Rankings 2021 xếp ĐHQG TP.HCM hạng 801 Times Higher Education World University Rankings 2019-2020 xếp ĐHQGTP.HCM hạng 1001, ĐHQG Hà Nội thứ 801. Trong bảng xếp hạng năm nay của THE công bố ngày 22.4.2020, Trường ĐHTôn Đức Thắng và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là hai trường đại học đến từ ViệtNam được xếp vào top 301-400 các đại học có ảnh hưởng toàn cầu và top 200 đại họccó chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới. Tháng 8/2020, ARWU (Academic Ranking of World Universities) công bố kếtquả xếp hạng những đại học tốt nhất thế giới năm 2020: Đại học Tôn ĐứcThắng (TDTU) đứng số 1 Việt Nam và thứ 701-800 thế giới. 2. Nghiên cứu khoa học 2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học Albert Einstein đã từng phát biểu: Khoa học không có gì khác ngoài sự cải tiếnnhững suy nghĩ thường ngày (3, trang 22). Thực ra khoa học không phải là cái gì xa vời, 153ngoại trừ những nghiên cứu cao xa trong tháp ngà tri thức, mà nó gắn liền và ở bêncạnh cuộc sống. Nhà kinh tế học vĩ đại của thế kỷ 19 Alfred Marshall đã từng viết rằng:“Kinh tế học là môn học nghiên cứu về loài người trong cuộc sống thường ngày”. Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động của conngười nhằm mở rộng tri thức thông qua các phương pháp khoa học”[13] Nguyễn VănTuấn. Đi vào nghiên cứu khoa học. NXB Tổng hợp TP.HCM (2011). Như vậy, nghiêncứu khoa học là việc làm tìm kiếm thêm tri thức mới bổ sung vào vốn khoa học, vốn trithức đã có của nhân loại. Có thể tìm giải pháp mới cho một vấn đề cũ hoặc giải pháp cũcho vấn đề mới. Hoạt động nghiên cứu trong một trường đại học là tổng hòa các chủ đề nghiêncứu, phong cách làm việc và sản phẩm tri thức [8], Clark Kerr, Các công dụng của đạihọc. NXB Tri Thức. Hà nội. (2013). Các nghiên cứu giống nhau ở một số khía cạnh cănbản. Chúng phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính. Chúng cần được bảo hộ tác quyền. Nghiêncứu là tính tò mò có tổ chức của con người. Đó là một sự tìm kiếm và truy vấn có hệthống về mọi thứ xung quanh và bên trong chúng ta. Nếu khoa học là “sự tra vấn tựnhiên” thì nghiên cứu là sự tra vấn hữu hiệu không ngừng nghỉ, sự phân tích trảinghiệm một cách thường xuyên. Trong nghiên cứu khoa học, việc làm giàu và tôn trọng tri thức là hết sức cầnthiết. Các quyết định trong cuộc sống, nếu có thể, cần phải được đưa ra và soi sáng bởiánh sáng của khoa học. Alfred North Whitehead (1861 – 1947, nhà toán học và triết họcAnh) từng viết năm 1916: “Trong điều kiện cuộc sống hiện đại, luật lệ này là tuyệt đối:cuộc chạy đua nào không tôn trọng trí óc được đào luyện thì sẽ diệt vong. Tất cả sự anhhùng của anh, tất cả vẻ quyết rũ xã hội của anh, tất cả sự linh lợi của anh, đều khôngmảy may lay chuyển một ngón tay của số phận. Hôm nay chúng ta kiên định quan điểmcủa mình. Ngày mai khoa học sẽ tiến thêm một bước về phía trước, và sẽ không cóphiên tòa phúc thẩm nào dành cho những kẻ khô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự chủ tài chính Tự do học thuật Vai trò của tự do học thuật Quyền tự do học thuật Nâng cao tự do học thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tự chủ đại học = tự do học thuật + tự chủ + trách nhiệm
10 trang 48 0 0 -
4 trang 44 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán theo yêu cầu tự chủ tài chính tại Bệnh viện C Đà Nẵng
144 trang 43 0 0 -
Cơ chế tài chính bền vững cho phát triển hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam
10 trang 42 0 0 -
6 trang 41 0 0
-
2 trang 34 0 0
-
Truyền thông thương hiệu cơ sở giáo dục trong kinh tế số
11 trang 34 0 0 -
Tự do học thuật trong giáo dục đại học
9 trang 33 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công
24 trang 32 0 0 -
Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập
4 trang 29 0 0 -
Tạp chí Giáo dục Đại học Quốc tế - Số 86 Kỳ Hạ 2016
40 trang 28 0 0 -
Tự chủ tài chính ở các trường đại học, cao đẳng công lập
3 trang 28 0 0 -
Hiện trạng cơ cấu và tài chính của các tổ chức khoa học công nghệ công lập Việt Nam
10 trang 27 0 0 -
63 trang 27 1 0
-
47 trang 26 0 0
-
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 9/2020
68 trang 25 0 0 -
Một số vấn đề về triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
3 trang 24 0 0 -
Kế hoạch và giải pháp tự chủ tài chính của trường Đại học Thủ đô Hà Nội đến năm 2021
13 trang 24 0 0 -
3 trang 23 0 0
-
Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học
8 trang 23 0 0