Danh mục tài liệu

Báo cáo 223/BC-UBND năm 2013

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 285.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo 223/BC-UBND năm 2013 sơ kết 03 năm thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm và công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy do tỉnh Đồng Tháp ban hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo 223/BC-UBND năm 2013 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 223/BC-UBND Đồng Tháp, ngày 12 tháng 11 năm 2013 BÁO CÁO SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM VÀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚYI. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM:1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm ở địa phương hiện nay:Đối tượng tham gia hoạt động mại dâm ước tính toàn tỉnh là 226 người, trong đó số người bándâm có hồ sơ quản lý là 53 người (đối tượng hoạt động bán dâm 100% là nữ, chưa phát hiệntrường hợp nam bán dâm). Đa số các cô gái còn trẻ, có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, trình độ họcvấn thấp, không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, chủ yếu là tiếp viên ở các quán,cơ sở dịch vụ ăn uống, karaoke. Phương thức hoạt động mại dâm phát triển phổ biến hiện naylà gái mại dâm thường thuê nhà trọ để ở và hoạt động.Trên địa bàn tỉnh hiện nay, có 1.229 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.Trong đó, số cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện là 1.108 cơ sở, với 617 nữ nhân viên phụcvụ và 121 cơ sở có biểu hiện chứa mại dâm, với 111 nhân viên nữ nghi hoạt động mại dâm.Những năm qua, tỉnh đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm nên hiện tượng tổ chức,chứa chấp mại dâm giảm hơn so với trước đây, phần nhiều do họ sợ bị truy tố, nên đã ngụytrang bằng hình thức nhà trọ, ngăn phòng cho thuê tháng, gây nhiều khó khăn cho công tác đấutranh phòng chống, chống mại dâm.2. Kết quả công tác phòng, chống mại dâm:2.1 Công tác chỉ đạo, triển khai:Quán triệt Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dânTỉnh đã ban hành Kế hoạch số 02/KH- UBND ngày 03/01/2012 về việc phòng, chống mại dâmtrên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Hàng năm, Ban Chỉ đạo 40 Tỉnh (nay là Ban Chỉ đạo138/ĐP) đều ban hành Kế hoạch phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm; chỉ đạo các sở,ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ thông qua các hoạt động chuyên môn của đơnvị.Thực hiện Công văn số 882/TTg-KGVX ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăngcường chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; Công văn số 6032/VPCP-KGVX, ngày 24/7/2013 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướngChính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc tăng cường công tác phòng, chống mại dâm. Ủy ban nhândân Tỉnh đã ban hành công văn số 267/UBND-NC ngày 15/8/2013 chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thểcấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chốngmại dâm.Thực hiện Thông tư liên tịch số 10/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2012 của liên Bộ: Tàichính, Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiệnchương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân Tỉnh đãban hànhCông văn số 264/UBND-KTTH ngày 10/5/2012 phê duyệt mức chi và kinh phí thực hiện chươngtrình hành động phòng, chống mại dâm.Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đã được các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấptriển khai kịp thời và đầu tư kinh phí đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động về phòng, chống tệnạn mại dâm.2.2 Công tác tuyên truyền:Qua 03 năm thực hiện, các ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh phối hợp, tổ chức tuyêntruyền bằng nhiều hình thức với 45.581 cuộc, 1.376.996 lượt người dự; phát trên đài truyềnthanh địa phương 332 lượt (từ 10-15 phút) cho các xã biên giới, vùng sâu; phát hành trên 90.000bản tin tư pháp; xây dựng 60 chuyên trang phòng, chống tệ nạn xã hội trên Báo Đồng Tháp, phát7.380 tờ báo về cho xã, phường, thị trấn và 9.000 bản tin phòng, chống tệ nạn xã hội do CụcPhòng, chống tệ nạn xã hội phát hành; in và phát 27.920 tài liệu hỏi đáp về phòng, chống tệ nạnxã hội, văn bản pháp luật có liên quan cho nhân dân và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàntỉnh.Tiến hành sửa chữa, lắp đặt và treo 358 băng rol, panô, áp phích tại các khu vực đông dân cư;cảm hóa, giáo dục 45 đối tượng gái mại dâm tái hòa nhập cộng đồng; duy trì và nâng chất lượngsinh hoạt 1.136 tổ phụ nữ không có tệ nạn xã hội, 23 câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội từgia đình; tổ chức chiếu phim tuyên truyền được 151 buổi, có 31.870 lượt người xem; biên tập vàdàn dựng kịch bản “Sát thủ vô hình”, biểu diễn rộng rãi phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh, bìnhquân từ 80-100 buổi/năm, ước khoảng từ 40.000-50.000 lượt người xem; trưng bày 500 tài liệuvề phòng, chống mại dâm tại thư viện tỉnh và 7 thư viện cấp huyện.Bên cạnh đó, đã tuyên truyền lồng ghép các phong trào ở địa phương như “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệnạn mại dâm, ma túy; quần chúng nhân dân mạnh dạn tố giác đối tượng hoạt động tệ nạn xãhội. Thời gian qua, lực lượng Công an trong tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 137 đơn thư tố giáccủa quần chúng, trong đó có 36 thư tố giác về tệ nạn mại dâm.2.3 Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội, duy trì hoạt độngcủa Đội công tác xã hội tình nguyện:Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động duy trì xã, phường, thị trấn không cótệ nạn mại dâm, ma túy; đồng thời duy trì 42 cán sự xã hội ở 42 xã, phường, thị trấn có nhiều tệnạn xã hội để quản lý tốt địa bàn, mỗi cán sự được phụ cấp 200.000 đồng/tháng từ nguồn kinhphí phòng, chống tệ nạn mại dâm do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.Các hoạt động của 47 Đội tình nguyện phòng, chống tệ nạn xã hội cấp xã vẫn được duy trì tốt.Hiện đang thẩm định việc thành lập mạng lưới Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã theoThông tư liên tịch số 24/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 22/10/2012 của liên Bộ: Laođộng-Thương binh và Xã h ...