Danh mục tài liệu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5)

Số trang: 20      Loại file: docx      Dung lượng: 2.61 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường với đề tài "Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5)". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung kiến thức cần thiết và vận dụng trong bài báo cáo cùng chuyên đề thật hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5) TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN 04 Chủ đề : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP Nhóm: 05 STT Sinh viên MSSV 1 Lê Thị Trúc Linh 91202137 2 Lê Diệu Linh 91202136 3 Lê Thị Thu Thanh 91202201 4 Trịnh Khắc Tuấn 91202063 5 Lê Hoàng Tuấn 91301183 6 Trần Thanh Vy 91202272 Nộp bài: 23g30 ngày 17/9/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP 1.1. Tên dự án: Dự án xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phước Hiệp. Nhằm xử lí lượng rác thải đô thị ngày một tăng và hổ trợ cho bãi chôn lấp Đông Thạnh ( Hóc Môn) sắp đóng cửa vào cuối năm 2002. Một dự án xây dựng bãi chôn lấp đã được tiến hành do công ty xử lí chất thải làm chủ đầu tư sau đó sáp nhập vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường - đô thị và thuộc khu liên hiệp xử lí chất thải rắn Tây Bắc_ đó là dự án Bãi chôn lấp Phước Hiệp. 1.2. Vị trí địa lí: Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc khu liên hiệp xử lí chất thải rắn Tây Bắc, nằm trong khu vực kênh 15 đến kênh 17, thuộc phần đất của nông trường Tam Tân. Sau khi giao khoáng lại nay thuộc quyền quản lí của xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 37 km. Ranh giới hành chính:  Phía Đông của bãi rác giáp ấp Mũi Côn Tiểu.  Phía Tây của bãi rác giáp ấp Phước Hòa.  Phía Nam của bãi rác giáp ấp Mũi Côn Đại.  Phía Bắc của bãi rác giáp với kênh Thấy Cai (Ranh giới giữa Hồ Chí Minh và tỉnh Long An) Hình 1. Bãi chôn lấp Hiệp Phước 1.3. Quy mô của dự án: Công suất thiết kế: 3000 tấn/ năm, tổng diện tích trên 50 ha. Bãi chôn lấp bao gồm 3 bãi ( bãi 1, 2, và 3):  Bãi chôn lấp số 1: Được tiến hành xây dựng vào 9/9/2002 theo quyết định số 3678/QĐ/UB do công ty Xử lí chất thải làm chủ đầu tư sau đó sáp nhập vào công ty Môi trường đô thị. Bãi số 1 được xây dựng trên diện tích là 19 ha với tổng công suất chôn rác lên tới 3.33 triệu tấn rác, công suất xử lí rác hằng ngày là 3.000 tấn/ngày. Bắt đầu đi vào hoạt động 1/1/2003 với diện tích 300x600 và chiều sâu 1.8 m, đã đóng cửa hoạt động vào 9/2007. Sau đó tiếp tục xây dựng bãi 1A với diện tích là9.75 ha, tiếp nhận 1.86 triệu tấn rác có hình thức nửa chìm nửa nổi.  Bãi chôn lấp số 2: Được chia thành 4 ô có diện tích là 19.8 ha, tiếp nhận từ 1.500-2500 tấn rác mỗi ngày, cũng có dạng nửa chìm nửa nổi. Chính thức hoạt động vào 16/2/2008 nhằm thay thế cho bãi chôn lấp 1A đã ngưng hoạt động vào năm 2008, bãi có sức chứa 4.464 triệu tấn rác và công suất là 2000 tấn rác/ ngày, tối đa là 4000 tấn mỗi ngày.  Bãi chôn lấp số 3: bắt đầu xây dựng từ năm 2008. 1.4. Điều kiện tự nhiên tại khu vực:  Địa hình: Xã Phước Hiệp có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao giảm dần từ 12 mét đến 8 mét, theo địa hình và cây trồng có thể chia làm hai vùng: vùng gò và vùng triền.  Khí tượng: Khí hậu xã Phước Hiệp chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 28,1 oC, vào tháng 4 có nhiệt độ cao nhất (29,5 oC), vào tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (27,2 oC). Biên độ nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm giữa các tháng mùa khô: 8 – 10 oC, các tháng mùa mưa: 5 – 6 oC. Độ ẩm tương đối của không khí trung bình trong các tháng mùa khô là 76,4%, mùa mưa là 80,6%.  Thủy văn: Xã Phước Hiệp - Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính: Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và chịu ảnh hưởng sự xâm nhập của thủy triều.  Địa chất: Tại xã Phước Hiệp chủ yếu có 3 loại đất chính là: Đất phù sa: được hình thành trên các trầm tích Alluvi ven các sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái. Đất xám: hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ. Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu đất khác nhau. 1.5. Đặc điểm hiện trạng môi trường tại khu vực: 1.5.1. Hiện trạng môi trường không khí: Trước khi tiến hành xây dựng bãi chôn lấp Phước Hiệp, để đánh giá hiện trạng môi trường khí tại khu vực, trung tâm Công nghệ môi trường ( ENTC) đã tiến hành lấy mẫu không khí tại một số nơi tại khu vực và được kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả phân tích một số thông số chính trong môi trường không khí: Điểm Kết quả (mg/m3) đo Bụi H2S NH3 Aldehyt Chì THC M1 0,22 KPH 0,15 0,018 Vết 1,5 M2 0,27 0,015 0,12 0,01 10-4 1,7 M3 0,24 KPH 0,08 0,005 KPH 1,1 TCVN 0,3 (1) 0,008 (2) 0,2 (2) 0,012 (2) 0,005 (1) 5,0 (3) Nguồn: Trong tâm Công nghệ môi trường – ENTEC 06/2002 Trong đó: KPH: không phát hiện (1) Tiêu chuẩn chất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: