Danh mục tài liệu

Báo cáo khoa học KINH TẾ THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG, TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VÀ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.71 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau cuộc khủng hoảng suy thoái năm 2009, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 đang dần phục hồi ở mức 2,7%, kích thích tài khoá giảm dần, mất cân bằng thanh toán toàn cầu trở lại. Dự báo các nền kinh tế đang phát triển và phát triển sẽ đạt mức tương ứng là 5,2% và 2,3%.Quá trình phục hồi tăng trưởng hiện đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp mới mang tính chất bản lề quan trọng : từ chủ yếu dựa vào kích thích kinh tế của các chính phủ sang dựa vào tiêu dùng và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học " KINH TẾ THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG, TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VÀ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ " KINH TẾ THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG, TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VÀ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ CVC. Hoàng Thị Tư Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng Sau cuộc khủng hoảng suy thoái năm 2009, tăng trưởng kinh tế thế giới năm2010 đang dần phục hồi ở mức 2,7%, kích thích tài khoá giảm dần, mất cân bằngthanh toán toàn cầu trở lại. Dự báo các nền kinh tế đang phát triển và phát triển sẽđạt mức tương ứng là 5,2% và 2,3%.Quá trình phục hồi tăng trưởng hiện đangbước vào giai đoạn chuyển tiếp mới mang tính chất bản lề quan trọng : từ chủ yếudựa vào kích thích kinh tế của các chính phủ sang dựa vào tiêu dùng và đầu tư tưnhân. Tuy nhiên, mặc dù khu vực tài chính ngân hàng có sự phục hồi, khả năngthanh khoản trên các thị trường tiền tê hầu như đã trở lại mức bình thường, song tíndụng vẫn khó khăn do nhu cầu vay vốn vẫn yếu khiến dòng vốn toàn cầu dồn vềcác thị trưởng trái phiếu chính phủ Mỹ, Nhật, Đức… nơi có mức độ an toàn cao,làm hình thành các bong bóng nợ công, hoặc đổ vào các thị trường tài sản tạicác nước mới nổi dẫn đầu quá trình phục hồi tăng trưởng như Trung Quốc, làmbủng nổ các bong bóng tài sản tại đây. Kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt với 3 rủi ro chính là : (1)rủi rokhủng hoảng nợ công; (2)rủi ro trở lại vòng luẩn quẩn thất nghiệp cao- tiêu dùngthấp- đầu tư ít- thất nghiệp cao; (3)rủi ro giảm sút sự phối hợp chính sách phụchồi kinh tế các quốc gia. Rủi ro lạm phát đã giảm hẳn và một số nước như NhậtBản còn rơi vào tình trạng giảm phát. Trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới, những bất đồng giữa các quốc giavề các vấn đề then chốt như : tỉ giá, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, rút luihay tiếp tục kích thích kinh tế… đã nảy sinh gây lo ngại rằng : dường như giaiđoạn đồng thuận của G-20 đã qua. Từ cuối 2009, Mỹ và EU gia tăng trở lại sức épđòi Trung Quốc tăng giá đồng NDT để cải thiện mất cân bằng cán cân thương mạitrong khi đó nước này vẫn tìm cách trì hoãn điều chỉnh tỉ giá đồng tiền của mình.Sự bất đồng ý kiến của Anh, Mỹ với Nhật Bản, Canada trong việc tăng thuế đánhvào các ngân hàng lớn. Anh, Mỹ ủng hộ việc tăng thuế nhưng không đồng tìnhviệc đánh thuế các giao dịch tài chính của EU còn Nhật và Canada lại chống lạimọi giải pháp tăng thuế, trong khi đó Pháp, Đức lại không có quan điểm rõ ràng vềviệc tăng vốn cho các ngân hàng đồng thời xiết chặt các đòi hỏi về thanh khoảntheo quan điểm của Mỹ. Tại Hội nghị thượng đỉnh các nước G-20, trong khi Mỹthúc giục các nước tập trung vào cầu nội địa và nâng các chuẩn mực ngân hàngtrên toàn cầu thì các nước Châu Âu lại muốn G-20 cam kết đánh thuế mới đối vớikhu vực Ngân hàng. Trung Quốc thì lại nhấn mạnh việc tăng vai trò của nước nàytại các định chế toàn cầu. Không chỉ trên thế giới, sự bất đồng trong nội bộ cácnước thuộc Liên minh Châu Âu cũng nảy sinh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Pháp vàĐức vẫn tiếp tục kéo dài trong việc thực hiện giải pháp cứu trợ khủng hoảng nợ ởChâu Âu. Trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới, các quốc gia phải đối mặt vớikhủng hoảng nợ công và các nền kinh tế chủ chốt tiếp tục kích thích kinh tế để vượtqua cuộc khủng hoảng này. Nợ công trở nên nghiêm trọng từ cuối 2009 khi các góikích thích kinh tế với tổng số vốn hơn 2,2 ngàn tỉ đôla tương đương 4,7% GDPtoàn cầu được triển khai cấp tập khiến thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng vọt.Tỷ lệ nợ công trên GDP trung bình của các nước phát triển đã tăng từ 44% năm2007 lên 71% hiện nay, còn các nước mới nổi tăng từ 32% lên 39%. Tại các nước Châu Âu, tình trạng nợ công đã có sự phân hoá mạnh trongnăm 2009 : các nước Pháp, Đức và khu vực Bắc Âu kích thích tài khoá tương đốithận trọng kết hợp với kiểm soát bội chi ngân sách, trong khi nhiều nước Nam Âuvà Đông Âu phải vay nợ ồ ạt (Hy Lạp nợ nước ngoài 79%, Tây Ban Nha và BồĐào Nha trên 70% GDP). Trước tình hình thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, việcphối hợp giữa các gói bảo lãnh tài chính của EU, IMF và ECB với các biện phápthắt lưng buộc bụng được tiến hành từng bước đồng bộ, tăng trưởng kinh tế ChâuÂu được WB dự báo có thể đạt 0,7% trong năm nay và sẽ cải thiện tốt hơn vàonăm tới ở mức 1,3%. Các nước đầu tầu như Đức, Anh, Pháp hiện đang phục hồikhá mạnh sau khủng hoảng và đều có mức dự báo tăng trưởng năm 2010 khoảng1,2%-1,3%, trong khi đó vẫn có một số nước mức tăng trưởng còn thấp (Hy Lạp :-3%, Tây Ban Nha : 0,4%, Bồ Đào Nha : 0,5%). Sản xuất công nghiệp tăng tươngđối mạnh (9,5% trong tháng 5), tỉ lệ thất nghiệp cao (hơn 10,1%) làm tăng làn sóngbiểu tình của người lao động tại nhiều nước. Không chỉ tại Châu Âu, tỉ lệ nợ công tại Châu Á như Nhật Bản cũng tăngvọt 20 điểm phần trăm, lên gần 220% GDP.Gần 95% khối nợ công khổng lồ này làdo các tổ chức Chính Phủ và cá nhân trong nước nắm giữ. Đế khắc phục tình trạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: