Danh mục tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học “Hồ Chí Minh: về công tác văn hóa, văn nghệ” – đọc lại và nghĩ tiếp

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.66 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là vấn đề đã được bàn nhiều, từ hơn nửa thế kỷ qua trong câu chuyện chung về Hồ Chí Minh – nếu tính từ tác phẩm đầu tiên viết về Bác của Phạm Văn Đồng: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc(1). Đi sâu vào lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì nó gần như có mặt trong khắp các công trình, bài viết của tất cả những người làm công việc lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học, kể từ sau 1954....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " “Hồ Chí Minh: về công tác văn hóa, văn nghệ” – đọc lại và nghĩ tiếp "z Báo cáo nghiên cứu khoa học Hồ Chí Minh: “về công tác văn hóa, văn nghệ” – đọc lại và nghĩ tiếp “Hồ Chí Minh: về công tác văn hóa, văn nghệ” – đọc lại và nghĩ tiếp Phong Lê GS. Viện Văn học.Đây là vấn đề đã được bàn nhiều, từ hơn nửa thế kỷ qua trong câu chuyện chungvề Hồ Chí Minh – nếu tính từ tác phẩm đầu ti ên viết về Bác của Phạm Văn Đồng:Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc(1). Đi sâu vào lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thìnó gần như có mặt trong khắp các công trình, bài viết của tất cả những người làmcông việc lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học, kể từ sau 1954. Có cả một danhmục rất dài các cuốn sách, giáo trình, chuyên khảo, bài viết, hoặc ý kiến bàn trựctiếp về Hồ Chí Minh với văn hóa, văn nghệ. Như vậy, có thể xem đó là một câuchuyện cũ. Nhưng ở thời điểm hôm nay, dường như lại thấy có những khía cạnh,những vấn đề cần được bàn lại, bàn tiếp hoặc bàn sâu hơn. Chẳng hạn: Vấn đề“Văn hóa – nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Và văn nghệ sĩ “là chiến sĩ trên mặttrận ấy”, Hồ Chí Minh nêu ra trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm hội họanăm 1951 lại được chọn làm chủ đề cho một hội thảo lớn của Liên hiệp các Hộivăn học nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 17-12-2009. Hoặc trước đó làtựa đề một bài viết của Nguyễn Khải: Chiến sĩ – Nghệ sĩ viết về Nguyễn Đình Thitrên báo Văn nghệ số 17-18, ra ngày 30-4-2007.Điều gợi suy nghĩ ở đây là: mối quan hệ giữa Nghệ sĩ – Chiến sĩ (như trong Thưcủa Hồ Chí Minh) và Nghệ sĩ – Công dân, như cách nghĩ ở thời điểm hôm naytrong bối cảnh đất nước đang nỗ lực xây dựng một xã hội công dân là như thếnào? Có nên giữ lại Nghệ sĩ – Chiến sĩ, hoặc thay bằng Nghệ sĩ – Công dân? Giữahai quan niệm có gì giống nhau, khác nhau, hoặc trái ngược nhau?Trước khi có ý kiến riêng về vấn đề này, tôi muốn trở lại câu chuyện Hồ Chí Minhvới văn hóa – văn nghệ, qua những gì Bác đã nói và viết từ 59 năm về trước, trongThư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm hội họa năm 1951. Nhưng để hiểu đượcthấu đáo quan niệm về văn chương- nghệ thuật của Hồ Chí Minh, có lẽ phải ngượcthời gian về trước, ít nhất là từ Ngục trung nhật ký, với câu đầu của bài Khaiquyển: “Ngâm thơ ta vốn không ham…”.Từ ý thơ này tác giả giải thích chuyện mình làm thơ chỉ như một sự ngẫu nhiênhoặc bất đắc dĩ. Vì không có việc gì làm. Vì ngày dài. Vì để chờ đợi. Đây khôngphải là ý bất chợt thoáng qua. Mà là một cách nghĩ và trả lời nhất quán ở tác giảkhông phải chỉ đôi lần. Ta biết tác giả từng nói như vậy qua lời kể của Trần DânTiên trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, và T. Lan trongVừa đi đường vừa kể chuyện.Cả trong khi trả lời bạn bè nước ngoài đến thăm và hỏi chuyện. Rơnê đơ Pêxtơrơkể: “Cuộc nói chuyện dẫn tới văn học và thơ. Tôi trình bày với Bác Hồ ý kiến củatôi về thơ của Người, trong đó tôi vừa khám phá ra nhiều tinh hoa của nó. Hầu nh ưNgười từ chối. Người nói rằng, khi ở tù ở miền Nam Trung Quốc, Người đã làmnhững bài thơ ấy cho qua giờ, rằng Người thật ra không phải là một nhà thơ…”(2).Trả lời Paven Antôcônxki, khi ông ngỏ ý muốn dịch sang tiếng Nga một số b ài thơcủa Hồ Chí Minh: “Người phá lên cười một cách vui vẻ. Trong đôi mắt Người ánhlên những tia hài hước – Nhà thơ gì tôi cơ chứ hở đồng chí! Chẳng qua là nhữngnăm kháng chiến, khi còn sống trong chiến khu Việt Bắc, chúng tôi có nhiều th ìgiờ rỗi rãi quá đi mất. Và thế là chúng tôi làm thơ chơi. Cả tôi lẫn những đồng chíkhác nữa! Ở Việt Nam ai cũng làm thơ cả. Nhưng bây giờ thơ của chúng tôi cũnglà những con số. Vâng, đúng như vậy, những con số về mùa màng và hoa lợi, đó làthơ của chúng tôi đấy!”(3).Có thể từ câu nói vui, mà hiểu thêm một quan niệm nghiêm chỉnh về thơ ca củaHồ Chí Minh. Với Bác, dân tộc Việt Nam chúng ta “ai cũng làm thơ cả”. Và thơ là“những con số”. Nhớ lại ý kiến Sóng Hồng, khi nói về Bác:Tôi còn nhớ Bác Hồ ta thường nhắcThơ chân chính phải là thơ thiết thựcPhải là thơ vũ khí của nhân dân(4)“Những con số” – ta hiểu đó là một cách nói vui. Nhưng cũng là cách đi vào thựcchất hiệu quả và tác dụng của thơ ca. Khi không nhận mình là nhà thơ, phải chăngngoài lý do khiêm tốn còn có một quan niệm văn chương riêng của Hồ Chí Minh.Văn chương là công việc phải được coi trọng. Văn chương phải đến với quầnchúng, và tìm được sự đồng cảm ở đấy. Văn chương đòi hỏi phải chuyên, phảithành nghề.Nhớ lại một dịp gặp gỡ khác với Rut Bersatxki: “Đồng chí Hồ Chí Minh vui vẻnhìn tất cả chúng tôi bằng cặp mắt ngời ngợi tỏa sáng của mình – tôi, tất nhiênkhông thể nào lại ngờ rằng trên cơ sở những bài thơ này, lúc nào đó người ta lạiđưa tôi vào hàng các nhà thơ! Không! Nếu như quả thực tôi là nhà thơ, hẳn tôi đãkhông thể sống mà không sáng tác; là các nhà văn chuyên nghiệp, các đồng chíhẳn biết rõ điều đó. Còn tôi, như các đồng chí thấy đấy, tôi có thể sống thoải máikhông cần phải làm thơ. Và trước khi ở tù cũng như sau khi ra tù, tôi đã sống màkhông làm thơ!(5).Như vậy, trước và sau Ngục trung nhật ký, tập thơ được viết trong 14 tháng bịgiam cầm và giải tới giải lui qua nhiều nh à ngục ở Quảng Tây, năm 1943, Bác đâucó thời gian và tâm trí cho làm thơ, vốn là một công việc cần sự toàn tâm, toàn ý,trong khi Bác phải gánh trên vai bao việc lớn của dân và nước. Còn đã là nhà văn“chuyên nghiệp” thì phải viết, vì viết văn làm thơ là một nghề; nhà văn phải đónggóp vào đời sống xã hội bằng chính nghề của mình. Qua cách nói của Bác, ta hiểu:nếu sống mà không có hoàn cảnh viết, không cần viết, hoặc ít viết, thì không nêntự xem mình là nhà văn, nhà thơ.Còn Bác, nhiều lúc “đã sống mà không làm thơ”…Nhưng vẫn đừng nên quên: Hồ Chí Minh đã viết trong suốt cuộc đời mình. Có thểnói, Bác vào nghề viết bằng Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vécxây (1919) vàr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: