Danh mục tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HAEMOPHILIA A BỊ GÃY XƯƠNG ĐÙI ĐƯỢC PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Haemopilia A là một tình trạng bệnh lý có thể gây hậu quả từ chảy máu dai dẳng sau phẫu thuật, chấn thương cho đến chảy máu tự nhiên. Chúng tôi ghi nhận một bệnh nhân nam, 9 tuổi, haemophilia A được chỉ định gây mê, phẫu thuật gãy xương đùi. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý nội khoa, phẫu thuật hay gây mê gì đặc biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HAEMOPHILIA A BỊ GÃY XƯƠNG ĐÙI ĐƯỢC PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HAEMOPHILIA A BỊ GÃY XƯƠNG ĐÙI ĐƯỢC PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ Trần Xuân Thịnh, Hồ Khả Cảnh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế TÓM TẮT Haemopilia A là một tình trạng bệnh lý có thể gây hậu quả từ chảy máu dai dẳng sauphẫu thuật, chấn thương cho đến chảy máu tự nhiên. Chúng tôi ghi nhận một bệnh nhân nam, 9tuổi, haemophilia A được chỉ định gây mê, phẫu thuật gãy xương đùi. Bệnh nhân không có tiềnsử bệnh lý nội khoa, phẫu thuật hay gây mê gì đặc biệt. Xét nghiệm trước phẫu thuật phát hiệntình trạng bất thường đông máu với haemoglobin là 9,2g/dl, tỷ prothrombin là 69%, APTT là 45giây và nồng độ yếu tố VIII là 14%. Bệnh nhân được truyền 4 đơn vị plasma tươi trước mổ. Mất máu trong mổ không đángkể. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được truyền bổ sung 1 đơn vị máu tươi toàn phần. Tiến triển củabệnh nhân sau mổ hoàn toàn ổn định. Hồi cứu y văn về điều trị bệnh nhân haemophilia A vàbàn luận về công tác chuẩn bị và thực hiện gây mê, phẫu thuật cho bệnh nhân haemophilia. Từ khóa: Gây mê, rối loạn đông máu, haemophilia.1. Đặt vấn đề Haemophilia là bệnh rối loạn đông máu có tính chất di truyền, còn gọi là bệnhưa chảy máu. Bình thường cơ thể tự tạo thành các cục máu đông để làm ngừng chảymáu khi bị thương và giúp phục hồi tổn thương. Ở các bệnh nhân Haemophilia, do thiếuhụt các yếu tố đông máu nên làm giảm khả năng tự cầm máu của cơ thể và chảy máu sẽkéo dài, lâu cầm hơn người bình thường. Trước đây tỷ lệ tử vong do Haemophilia là rất cao, việc tiến hành phẫu thuật làkhông thể tiến hành được, ngay cả với những thủ thuật nhỏ như nhổ răng cũng có thểgây chảy máu nặng gây tử vong. Ngày nay, nhờ sự phát triển về kỹ thuật truyền máu màđặc biệt là ứng dụng truyền các yếu tố đông máu trong lâm sàng đã giúp giảm tỷ lệ tửvong ở các bệnh nhân này2. Trường hợp lâm sàng Bệnh nhân nam, 9 tuổi, cân nặng 22 kg, vào viện do biến dạng, mất cơ năng đùitrái do tai nạn giao thông. Bệnh nhân không có tiền sử đau khớp, không có tiền sử xuấthuyết bất thường da, niêm mạc và cũng không có hiện tượng chảy máu vết thương kéo 169dài. Gia đình và họ hàng nội, ngoại không có ai bị bệnh lý về rối loạn đông máu. Saukhi được khám lâm sàng và chụp X-quang đùi trái, bệnh nhân được chẩn đoán gãy kín1/3 giữa xương đùi trái và được lên kế hoạch phẫu thuật kết hợp xương. Xét nghiệmtiền phẫu ghi nhận tình trạng thiếu máu với nồng độ haemoglobin 9,2g/dl. Các xétnghiệm sinh hóa trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm chức năng đông máu có thờigian máu chảy (Ts) 3 phút, thời gian máu đông (Tc) là 8 phút, tiểu cầu 481.109/l, tỷ lệProthrombin là 69% (thời gian Quick là 14,6 giây), fibrinogen là 2,6 g/l, riêng đối vớithời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) kéo dài bất thường là 45 giây (bìnhthường 30-40 giây)[4]. Kiểm tra chức năng đông máu sau đó cũng cho kết quả aPTTkéo dài là 44 giây. Chuyên khoa Huyết học được mời hội chẩn và bệnh nhân được đềnghị thực hiện thêm xét nghiệm định lượng yếu tố VIII. Kết quả yếu tố VIII là 14% (giátrị bình thường là 50-150%) [1]. Chẩn đoán Haemophilia được thiết lập. Hội chẩn liênchuyên khoa bao gồm Ngoại chấn thương, Huyết học truyền máu và Gây mê hồi sứcđược tiến hành. Bệnh nhân được thống nhất có thể tiến hành phẫu thuật với sự chuẩn bịchu đáo cả về phương diện huyết học lẫn gây mê hồi sức và phẫu thuật. Bố, mẹ bệnhnhân được giải thích rõ về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân cũng như những nguy cơ cóthể xảy ra trong và sau mổ. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật kết hợp xương nẹp vis xương đùi trái lúc 8giờ ngày 07/10/2009. Tại phòng mổ bệnh nhân được đặt một đường truyền tĩnh mạchvới catherter 20G. Chúng tôi không sử dụng các thuốc tiêm bắp để tránh tối đa nguy cơgây ra máu tụ trong cơ. Trong điều kiện không có yếu tố VIII để truyền, chúng tôi đãchuẩn bị 04 đơn vị plasma tươi đông lạnh để truyền cho bệnh nhân ngay trước phẫuthuật. Sau khi cho bệnh nhân thở oxy qua mask 5 phút, chúng tôi tiến hành khởi mê vớifentanyl 80 microgam, propofol 70 mg và esmeron 15mg. Sau 2 phút bệnh nhân đượctiến hành đặt nội khí quản số 5,5; sau khi bóp bóng kiểm tra thông khí đều hai bên phổi,ống nội khí quản được cố định ở ngang mức 17 cm. Tất cả các thao tác đều được thựchiện một cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Thông khíáp lực dương bằng máy thở được thiết lập, bệnh nhân được duy trì mê với Isofluran 2%với 02 lít oxy/phút. Huyết áp trong mổ được duy trì ổn định từ 90 -110/60-80 mmHg.Quá trì ...

Tài liệu có liên quan: