Danh mục tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG - CHÌA KHÓA ĐỂ ỔN ĐỊNH GIÁ, KINH NGHIỆM CỦA NEW ZEALAND VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của một ngân hàng trung ương (NHTW). Duy trì mức lạm phát thấp và hợp lý trong một khoảng thời gian dài là dấu hiệu cho sự hoạt động hiệu quả một NHTW. Nhiều học giả đã cho rằng một phần lớn trong kết quả của sự giảm lạm phát từ nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX trên toàn thế giới có sự đóng góp quan trọng của những mô hình NHTW độc lập. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG - CHÌA KHÓA ĐỂ ỔN ĐỊNH GIÁ, KINH NGHIỆM CỦA NEW ZEALAND VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM"TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNGƯƠNG - CHÌA KHÓA ĐỂ ỔN ĐỊNH GIÁ,KINH NGHIỆMCỦA NEW ZEALAND VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤTĐỐI VỚI VIỆT NAMCENTRAL BANK INDEPENDENCE – A KEYTO PRICE STABILITY- THE EXPERIENCE OFNEW ZEALAND AND SOME SUGGESTEDSOLUTIONS FOR VIET NAM ĐẶNG HỮU MẪN Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà NẵngTÓM TẮTỔn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền lànhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của một ngânhàng trung ương (NHTW). Duy trì mức lạm phátthấp và hợp lý trong một khoảng thời gian dài làdấu hiệu cho sự hoạt động hiệu quả một NHTW.Nhiều học giả đã cho rằng một phần lớn trong kếtquả của sự giảm lạm phát từ nửa đầu thập kỷ 80 củathế kỷ XX trên toàn thế giới có sự đóng góp quantrọng của những mô hình NHTW độc lập. Bài viếtkhông xem xét toàn bộ những nội dung trong tínhđộc lập của NHTW, thay vào đó, tác giả chỉ nghiêncứu để tiếp cận vấn đề này ở mức độ sơ lược và cơbản nhất với mục đích phát hiện ra những vấn đềchính trong tính độc lập của NHTW, từ đó chứngminh được vai trò của nó đối với sự ổn định giá củamột quốc gia thông qua một minh chứng điển hìnhnhất. Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất như là mộttiếng nói đóng góp thêm vào nhiệm vụ ổn định giácả ở Việt Nam hiện nay.ABSTRACTStabilizing prices and money purchasing power isthe first and most important task of a Central Bank.Maintaining low levels of inflation and sensible inlong periods is a sign of an effective Central Bank.A large number of scholars indicate that a largefraction of the worldwide inflation decline since theearly 1980s has been contributed by independentcentral bank models. The paper does not explore alldetails of Central Bank independence, instead thewriter only approaches this problem at afundamental level in order to find out the majorproblems in Central Bank independence. On thisbasis, it aims to prove its role in stabilizing pricesfor a country through the most typical evidence.The writer also provides some suggestions as acontribution to the price stabilization task for VietNam.1. Giới thiệu 1.1. Ổn định giá cả và vì sao mục tiêu ổn định giácả lại đặt lên hàng đầu? - Thứ nhất, vấn đề ổn định giá trị của đồng tiền làmột điều kiện cần nếu muốn có sự tăng trưởng bềnvững. Không một nền kinh tế nào có thể tăng trưởngbền vững nếu phải đối mặt với mức lạm phát quá cao. - Thứ hai, sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệthất nghiệp diễn ra không lâu dài. Đường cong Phillipsmô tả mối quan hệ thực nghiệm về tỷ lệ thất nghiệp thấphay tỷ lệ tăng trưởng cao có thể đạt được trong ngắn hạnthông qua chính sách mở rộng và tỷ lệ lạm phát cao.Tuy nhiên, trong dài hạn, sự tăng trưởng kinh tế và giảmthất nghiệp không được duy trì, bởi vì năng lực của nềnkinh tế có giới hạn, trong khi đó, tỷ lệ lạm phát có thểtiếp tục tăng. - Thứ ba, ổn định giá cả sẽ thúc đẩy hệ thống kinhtế hoạt động hiệu quả hơn và do đó làm tăng được mứcsống của xã hội. Nếu giá cả không ổn định sẽ khiến choxã hội phải gánh chịu một số phí tổn kinh tế mà chi phícơ hội là một ví dụ rõ ràng nhất. Ngoài ra, tình trạng giá cả bất ổn còn có thể khiếncác quyết định đầu tư sản xuất trở nên khó khăn hơn,lòng tin của công chúng đối với hệ thống tài chính tiềntệ sụt giảm, các áp lực về tiền lương, thuế khóa tăng lênnhanh chóng,... 1.2. Tính độc lập của NHTW (Central BankIndependence) Trong suốt những năm 90 của thế kỷ XX, tính độclập của NHTW được xem như là nền tảng của những cảicách về mặt thể chế để giảm sự can thiệp bất hợp lý củachính trị đến quá trình xây dựng và điều hành chínhsách tiền tệ (CSTT) nhằm đạt được mục tiêu ổn định giácả. Lý do dẫn đến cuộc cải tổ này đó là việc xây dựngvà điều hành CSTT mà có sự can thiệp chính trị thườngchỉ đạt được những mục tiêu ngắn hạn. Điều này sẽ làmgia tăng tính tạm thời và không bền vững của kinh tế vĩmô, đặt biệt là nguy cơ bùng nổ lạm phát và theo đó hạnchế tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tính độc lập của NHTW được thể hiện thông quaviệc xác định rõ cơ chế hoạch định CSTT là như thếnào, NHTW có được toàn quyền quyết định việc sửdụng các công cụ để thực thi CSTT hay không cũng nhưnêu rõ trách nhiệm của NHTW nói chung và Thống đốcnói riêng trong trường hợp mục tiêu không đạt được nhưđã đặt ra. Xem xét tính độc lập của NHTW là một vấn đề lớn,đòi hỏi phải được nghiên cứu thật chuyên sâu, rạch ròi.Tuy nhiên, trong phạm vi bài báo này, tác giả chỉ nghiêncứu để tiếp cận vấn đề này ở mức độ sơ lược và cơ bảnnhất với mục đích là phát hiện ra những vấn đề chínhtrong tính độc lập của NHTW để từ đó chứng minhđược vai trò của nó đối với sự ổn định giá của một quốcgia.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Dự trữ New Zealand 2.1. Giới t ...

Tài liệu có liên quan: