
Báo cáo nghiên cứu khoa học Ứng dụng TB KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ Sơn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Ứng dụng TB KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ Sơn" Ứng dụng TB KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vân thương phẩm tại Kỳ SơnCá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ cách đâyhơn 100 năm và đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao,được nuôi thành công ở nhiều nước trên thế giới như Chi Lê, Nhật Bản, Úc, TrungQuốc, Thái Lan… I. Đặt vấn đề Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ cáchđây hơn 100 năm và đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao,được nuôi thành công ở nhiều nước trên thế giới như Chi Lê, Nhật Bản, Úc, TrungQuốc, Thái Lan… Thành công của việc nhập công nghệ và nuôi thương phẩm cá hồi vân vào ViệtNam cùng với việc phát triển các mô hình nuôi có hiệu quả kinh tế cao sau đó tạimột số địa phương miền núi phía Bắc, Tây Nguyên… đã khẳng định được tínhthích nghi của đối tượng nuôi này trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Tại Nghệ An, một số nơi ở miền Tây có tiềm năng lớn về nguồn nước lạnh, đặcbiệt huyện Kỳ Sơn có các con suối bắt nguồn từ những khu rừng có già ở thượngLào có độ cao 1.200-1.800m so với mực nước biển, có nhiệt độ nước dao độngtrong khoảng từ 4-220C, phù hợp cho các loài cá nước lạnh (cá hồi vân, cá tầm…)sinh trưởng và phát triển. Việc thử nghiệm nuôi các đối tượng cá nước lạnh sẽ khaithác được nguồn tài nguyên của vùng, góp phần phục vụ cho mục đích phát triểnkinh tế, cải thiện thu nhập cho đồng bào, an ninh chính trị ổn định. Dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng mô hình nuôi cá hồi vânthương phẩm tại Kỳ Sơn, Nghệ An” được triển khai nhằm đánh giá khả năng sinhtrưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc nuôi thương phẩm cá hồivân tại Kỳ Sơn; đồng thời hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá hồi vân phù hợpvới điều kiện khí hậu tại đây, làm cơ sở cho việc nuôi mở rộng tại các vùng nướclạnh trong tỉnh. Từ đó, phát triển phong trào nuôi cá hồi vân thương phẩm, nhằmphát huy tiềm năng nguồn nước lạnh, bổ sung thêm một đối tượng nuôi mới cóhiệu quả kinh tế cao, góp phần khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước bị bỏhoang hoặc sử dụng kém hiệu quả tại địa phương. II. Kết quả thực hiện 1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án Qua chuyến tham quan học tập kinh nghiệm ở Sa Pa - Lào Cai, Na Hang -Tuyên Quang và dựa vào đặc điểm sinh học của cá hồi vân, dự án đã tiến hànhkhảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi ở một số vùng có điều kiện khíhậu mát mẻ của tỉnh như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Dựavào các tiêu chí lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, đã chọn địa điểm triển khai dựán là xã Na Ngoi - huyện Kỳ Sơn - Nghệ An. 2. Tham quan, học tập kinh nghiệm Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sảnBắc Trung Bộ đã tổ chức đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 05 người đi tham quan thực tế,học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sapa, Lào Caivà vùng nuôi cá Na Hang, Tuyên Quang trong 10 ngày. Qua chuyến thực tế, cán bộ dự án đã tìm hiểu, nắm bắt được cách thiết kế vàvận hành hệ thống nuôi cá nước chảy, một số kinh nghiệm về nuôi thương phẩmcá hồi vân như: việc thuần dưỡng và vận chuyển cá giống; theo dõi, chăm sóc vàphòng trị bệnh cho cá. Đây là tiền đề để vận dụng vào thực tế triển khai dự án tạiNa Ngoi - Kỳ Sơn. Cũng qua chuyến tham quan thực tế, đoàn đã tìm hiểu, nghiên cứu chọn Trungtâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sapa (trực thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồngthủy sản I) làm đơn vị chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá hồivân cho dự án. Trung tâm có kinh nghiệm trong việc ương nuôi cá nước lạnh (cátầm, cá hồi), có bản quyền công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cánước lạnh. Do đó, Trung tâm có đủ năng lực để chuyển giao công nghệ, cung cấpgiống, thức ăn nuôi cá hồi vân cho đơn vị triển khai thực hiện dự án thành công. 3. Tiếp nhận và hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân tại KỳSơn Sau khi tham quan học tập kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ năng lực khoa học côngnghệ, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (Bên A) đã tiếnhành ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Trung tâm nghiên cứu thuỷ sảnnước lạnh SaPa, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Bên B). Bênchuyển giao (Bên B) cử 1 cán bộ kỹ thuật vào Kỳ Sơn, Nghệ An chuyển giao côngnghệ và hướng dẫn các kỹ thuật cho cán bộ của dự án. Bên tiếp nhận (Bên A) cử06 cán bộ kỹ thuật tiếp thu các quy trình công nghệ được chuyển giao. Sau thờigian 20 ngày, các cán bộ kỹ thuật của bên A đã nắm vững các quy trình công nghệvà triển khai sản xuất thử nghiệm.4. Sản xuất thử nghiệ m4.1. Quy mô sản xuất thử nghiệm Dự án được triển khai trong diện tích đất của Tổng đội TNXP8-XDKT thuộc xãNa Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, cách đường quốc lộ 7 (Khe Kiền) 40km,cách UBND xã Na Ngoi 5km về phía Tây, thuộc khu vực núi cao dọc tuyến biêngiới Việt - Lào. Cá hồi vân được tiến hành nuôi trong hệ thống nuôi gồm 6 bể hìnhtrụ tròn, mỗi bể có thể tích 30m3. Tổng diện tích bể nuôi cá trong khuôn khổ dự ánlà 180m3. Nguồn nước cấp vào hệ thống được lấy từ suối có chênh lệch độ cao sovới khu đặt bể nuôi khoảng 3-4m. Nước chảy tự động vào bể, từ trên xuống bằngđường ống cấp tiết diện 140mm và thoát ra ở giữa đáy bằng ống 140mm. Đơn vị thực hiện dự án đã triển khai 3 lần nuôi thử nghiệm ở 3 thời điểm khácnhau, với kích cỡ cá khác nhau, cá giống đều được chuyển về từ Sapa (Lào Cai): - Đợt 1: Ngày 9/1/2009, cá được chuyển về với số lượng 680 con, kích cỡ330g/con. Tuy nhiên, do gặp trời mưa, đoạn đường đất từ Nậm Càn lên Na Ngoirất khó khăn để di chuyển nên cá đã hao hụt với số lượng lớn (còn lại 227 con, tỷlệ hao hụt do vận chuyển 66,5%). Số cá còn lại được nuôi bằng thức ăn côngnghiệp. Trong quá trình nuôi, nhiệt độ nước tương đối ổn định, dao động từ 16-200C, cá sinh trưởng rất nhanh, đạt kích thước trung b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu khoa học kinh tế xã hội tỉnh Nghệ an công nghệ khoa học lãnh thổ Việt namTài liệu có liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1827 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 530 0 0 -
57 trang 370 0 0
-
33 trang 362 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 310 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 302 0 0 -
95 trang 288 1 0
-
29 trang 255 0 0
-
4 trang 252 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 231 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 230 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 229 1 0 -
Đồ án nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ cảm biến IoT vào mô hình thủy canh
30 trang 208 0 0 -
61 trang 204 0 0
-
Đề tài báo cáo ' Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân văn giang - tỉnh hưng yên '
10 trang 203 0 0 -
8 trang 203 0 0
-
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 202 0 0 -
112 trang 196 0 0
-
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
95 trang 193 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0