Danh mục tài liệu

báo cáo: NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG BẢO VỆ RỪNG CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI KHU BTTN HANG KIA - PÀ CÒ, TỈNH HÒA BÌNH

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.65 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với sự tác động của khoa học kỹ thuật, kiến thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kiến thức bản địa (indigenous knowledge) đã gắn liền với đời sống và sinh hoạt của người dân đặc biệt là người dân của các dân tộc ít người. Người dân các dân tộc ở miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
báo cáo: NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG BẢO VỆ RỪNG CỦA NGƯỜI MÔNG TẠI KHU BTTN HANG KIA - PÀ CÒ, TỈNH HÒA BÌNHTrung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Báo cáo kỹ thuật NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG BẢO VỆ RỪNG CỦANGƯỜI MÔNG TẠI KHU BTTN HANG KIA - PÀ CÒ, TỈNH HÒA BÌNH Phạm Quốc Hùng (Viện Điều tra Qui hoạch Rừng) Hoàng Ngọc Ý (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2009Báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằmhỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểutác động lên tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu,tỉnh Hòa Bình, do Trung tâm Con người và Thiên nhiên thực hiện. Dự án này được tài trợbởi Quỹ Blue Moon. Tất cả những quan điểm được trình bày trong báo cáo này là ý kiến chủquan của tác giả mà không có sự tác động của bất cứ tổ chức nào ở trên.Bản quyền thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Xuất bản năm 2009.Trích dẫn: Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý (2009). Nghiên cứu tri thức bản địa của người Mông tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình trong bảo vệ rừng. Dự án Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội, Việt Nam.Báo cáo có tại: TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 3, Ngách 55, Ngõ 61, Trần Duy Hưng, Hà Nội Hòm thư 612, Bưu điện Hà Nội Tel: (04) 3556-4001 Fax: (04) 3556-8941 Email: contact@nature.org.vn Website: http://www.nature.org.vnẢnh bìa: Sầm Thị Thanh Phương (Trung tâm Con người và Thiên nhiên) Trang 1 MỤC LỤCGIỚI THIỆU 3I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Mục tiêu 5 1.2. Phương pháp 5II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 7 2.1. Vị trí địa lý và địa hình 7 2.2. Khí hậu, thủy văn 7 2.3. Tài nguyên rừng 7 2.3.1. Tài nguyên thực vật 7 2.3.2. Tài nguyên động vật 8 2.4. Lịch sử cộng đồng và điều kiện kinh tế xã hội 8III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10 3.1. Hiện trạng sử dụng đất 10 3.2. Kiến thức bản địa liên quan tới hoạt động quản lý bảo vệ rừng 11 3.2.1. Các quy ước về quản lý bảo vệ rừng 11 3.2.2. Kiến thức, kinh nghiệm trồng trọt 11 3.2.3. Kinh nghiệm chăn nuôi 16 3.2.4. Kinh nghiệm khai thác sử dụng lâm sản 16 3.3. Kiến thức/phong tục bản địa đã mất, hoặc không còn phổ biến 20 3.4. Đặc điểm văn hoá và vấn đề quản lý bảo vệ rừng 22 3.5. Vận dụng kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng 23IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HANGKIA – PÀ CÒ 24V. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 26 5.1. Giải pháp lôi cuốn người dân vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng 26 5.2. Giải pháp gìn giữ và phát triển kiến thức bản địa của cộng đồng 27 5.3. Đề xuất một số vấn đề cần được nghiên cứu tiếp theo 28TÀI LIỆU THAM KHẢO 29PHỤ BIỂU 30 GIỚI THIỆU Cùng với sự tác động của khoa học kỹ thuật, kiến thức bản địa có vai trò quan trọngtrong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa.Kiến thức bản địa (indigenous knowledge) đã gắn liền với đời sống và sinh hoạt của ngườidân đặc biệt là người dân của các dân tộc ít người. Người dân các dân tộc ở miền núi có hệthống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giácho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của cả xã hội. Nó có một vai trò quantrọng không chỉ về mặt văn hoá, tinh thần mà còn trong sản xuất và đời sống của người dân.Không những thế, hệ thống kiến thức bản địa còn góp phần trong việc duy trì và bảo tồn giátrị đa dạng sinh học cho từng địa phương. Nét đặc thù của cộng đồng các dân tộc ít người ở miền núi là sống gần rừng và sốngdựa vào rừng. Vì vậy, họ có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất rất phong phútrong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, đặc trưng của kiến thứcbản địa là phạm vi sử dụng hẹp. Nó phù hợp với điều kiện về văn hoá, phong tục tập quán,điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nhất định nhưng có khi lại không phù hợpvới địa phương khác, dân tộc khác. Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục quacác thế hệ trong mỗi cộng đồng; kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trườngvà điều kiện của từng địa phương nơi kiến thức bản địa được hình thành và phát triển (HoàngXuân Tý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: