
Bảo hiểm nhóm kỳ vọng gỡ 'nút thắt' thứ hai
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm nhóm kỳ vọng gỡ “nút thắt” thứ hai Bảo hiểm nhóm kỳ vọng gỡ “nút thắt” thứ hai Khi cho phép người sử dụng lao động được đưa khoản mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động tính vào chi phí trước thuế. Tuy nhiên, “nút thắt” khác tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 30/9/2008, quy định những khoản thu nhập ngoài tiền lương của người lao động phải chịu thuế thu nhập cá nhân… vẫn chưa được gỡ. Vì thế, con đường phát triển của bảo hiểm nhóm đến nay vẫn “tắc”. Đây cũng là vấn đề mà các DN mua bảo hiểm sức khỏe (một sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ) cũng đang mắc phải. Các chính sách về thuế chồng chéo khiến bảo hiểm nhóm, cũng như bảo hiểm hưu trí vừa mở cửa này lại đóng cửa kia. Kiến nghị với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) về vấn đề này, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, đây là sự xung đột pháp lý giữa hai văn bản pháp quy. Bởi lẽ, do phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nên người lao động từ chối nhận bảo hiểm nhân thọ do người sử dụng lao động mua cho. Vì khi người lao động nhận bảo hiểm này, vô hình trung họ coi như đã cam kết làm việc cho người sử dụng lao động đến hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. Nếu người lao động bỏ việc trong thời hạn bảo hiểm, họ sẽ không nhận được quyền lợi bảo hiểm. Về tâm lý, không ai muốn trói buộc mình điều kiện này, để khi có cơ hội tốt hơn có thể “nhảy” việc. Trong khi đó, về mục đích mua bảo hiểm cho người lao động, người sử dụng lao động coi đây như là khoản thưởng cho người lao động khi làm việc cho DN không bỏ việc giữa chừng trong suốt thời hạn bảo hiểm. Mới đây, Hiệp hội Bảo hiểm đã thành lập đoàn khảo sát gồm đại diện Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) và Tổng cục Thuế nhằm khảo sát các DN bảo hiểm đang cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho nhân viên và khách hàng của các DN này. Là đơn vị hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực bảo hiểm nhóm dành cho DN, Generali Việt Nam được Hiệp hội Bảo hiểm lựa chọn phối hợp thực hiện đợt khảo sát. Đại diện Generali Việt Nam đã trình bày những vướng mắc về thuế có liên quan đến loại hình bảo hiểm này với tư cách của cả nhà cung cấp bảo hiểm và người sử dụng lao động. Bắt đầu hoạt động bảo hiểm nhóm vào tháng 10/2011, Generali Việt Nam được biết như một DN bảo hiểm tiên phong thâm nhập sâu rộng và coi bảo hiểm nhóm là sản phẩm chủ lực tại thị trường Việt Nam. Đến nay, Generali Việt Nam được nhiều công ty, tập đoàn lớn, uy tín trên thị trường giao phó trách nhiệm chăm sóc nhu cầu bảo hiểm cho hơn 5.000 nhân viên của mình. Thực tế, trên thị trường, các DN bảo hiểm nhân thọ đều đã triển khai bảo hiểm nhóm, nhưng không phải DN nào cũng tập trung phát triển mạnh, mà vẫn chủ yếu khai thác mảng bảo hiểm cá nhân. Những vướng mắc về chính sách là một trong những nguyên nhân cản trở DN bảo hiểm phát triển sản phẩm này. Được biết, việc cho phép người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí trước thuế nêu trên đã được DN bảo hiểm nhân thọ phản ánh từ cách đây vài năm. Để “cởi trói” và thúc đẩy bảo hiểm nhóm phát triển, Hiệp hội Bảo hiểm kiến nghị, không thu thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động bị chết được hưởng quyền lợi bảo hiểm từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho họ. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ do người sử dụng lao động mua cho người lao động, trả quyền lợi bảo hiểm cho người lao động khi đáo hạn hợp đồng bằng nhiều kỳ (hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp, hợp đồng bảo hiểm hưu trí) thì thuế thu nhập cá nhân được thu theo thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ cộng với các thu nhập khác của người lao động trừ đi mức miễn thuế thu nhập. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trả tiền một lần cho người lao động khi đáo hạn hợp đồng do người sử dụng lao động mua cho người lao động, thì mức thuế thu nhập cá nhân được tính bằng thu nhập bất thường (thuế suất 10%).
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khiếu nại bảo hiểm bảo hiểm con người quản lý bảo hiểm chất lượng bảo hiểm giải quyết khiếm nại bảo hiểm hợp đồng bảo hiểmTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
13 trang 247 0 0 -
32 trang 211 0 0
-
Bài giảng Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
48 trang 198 0 0 -
Bài tập lớn Quản lý dự án công nghệ thông tin: Quản lý dự án xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm
71 trang 182 1 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
108 trang 129 0 0 -
Các dạng bài tập mẫu báo hiểm
5 trang 123 0 0 -
Thủ tục Cấp lại thẻ thẩm định viên về giá do bị mất, bị rách
3 trang 122 0 0 -
Thủ tục Cấp đổi thẻ thẩm định viên về giá
3 trang 102 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm đại cương - ĐH Phạm Văn Đồng
97 trang 72 0 0 -
52 trang 68 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 5 - Đặng Bửu Kiếm
115 trang 64 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Chương 2 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
24 trang 63 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý bảo hiểm: Phần 1 - PGS.TS. Phan Thị Cúc (chủ biên) (ĐH Công nghiệp Tp.HCM)
163 trang 62 0 0 -
37 trang 61 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm - Chương 6: Bảo hiểm con người
17 trang 60 0 0 -
5 trang 60 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm trong kinh doanh
21 trang 59 0 0 -
15 trang 58 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Chương 7 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
27 trang 57 0 0 -
33 trang 55 0 0