Danh mục tài liệu

Bảo vệ cơ sở hạ tầng trước rủi ro biến đổi khí hậu: Phân tích kinh tế trường hợp công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 912.46 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bảo vệ cơ sở hạ tầng trước rủi ro biến đổi khí hậu: Phân tích kinh tế trường hợp công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam trình bày đánh giá rủi ro khí hậu và phân tích chi phí - lợi ích cho giải pháp thích ứng với BĐKH sẽ tập trung vào kết cấu bê tông của trụ pin và âu thuyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ cơ sở hạ tầng trước rủi ro biến đổi khí hậu: Phân tích kinh tế trường hợp công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 42. BẢO VỆ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRƯỚC RỦI RO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: PHÂN TÍCH KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁI LỚN - CÁI BÉ, TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAM TS. Nguyễn Công Thành*, TS. Nguyễn Diệu Hằng* TS. Nguyễn Hoàng Nam ** TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh*** Tóm tắt Phần lớn nhất (khoảng 1/3) trong 350 nghìn tỷ đồng cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sẽ chi cho phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT). Với rủi ro biến đổi khí hậu gia tăng, việc nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của CSHT là một trong những nội dung của Mục tiêu phát triển bền vững số 9 của Liên hợp quốc. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (tỉnh Kiên Giang) vừa chính thức đưa vào vận hành trong đầu tháng 3/2022. Đây là công trình hạ tầng quan trọng giúp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhưng cũng phải đối mặt với rủi ro khí hậu. Nhằm bảo vệ công trình trước rủi ro khí hậu, kết cấu bê tông trụ pin và âu thuyền của công trình đã sử dụng mác bê tông cao hơn, và được bổ sung hỗn hợp phụ gia bền sunfat và chống ăn mòn. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy giá trị lợi ích ròng đối với xã hội của biện pháp nâng cấp mác bê tông cho các trụ pin và âu thuyền là 1.043 tỷ đồng. Đây là thông tin quan trọng giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong quyết định đầu tư CSHT thích ứng với BĐKH. Từ khóa: Cơ sở hạ tầng, phân tích chi phí - lợi ích, thích ứng với biến đổi khí hậu * Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường *** Bộ Kế hoạch và Đầu tư 542 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 1. GIỚI THIỆU Ngày 30/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn hỗ trợ sẽ được tập trung giải ngân trong hai năm (2022 - 2023). Phần lớn nhất khoảng 1/3 của cả gói, tương đương với gần 114.000 tỷ đồng, sẽ chi cho phát triển kết cấu hạ tầng. Việt Nam đã và đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển CSHT. Tuy nhiên, trong quy hoạch CSHT, xu hướng BĐKH hiếm khi được xem xét một cách có hệ thống (Phạm Hoàng Mai và cộng sự, 2019). Điều này có thể dẫn đến rủi ro thiệt hại đối với CSHT trong bối cảnh BĐKH. Đây là lý do mà việc nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của CSHT là một trong những nội dung của Mục tiêu phát triển bền vững số 9 của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã cam kết thực hiện mục tiêu này và đã đưa vào danh mục các mục tiêu chính của quốc gia. Vì vậy, việc xem xét điều chỉnh các quy trình và yêu cầu quy hoạch CSHT hiện có nhằm tính tới các rủi ro khí hậu trong quá trình thích ứng BĐKH là điều cần thiết. Công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1), một trong những công trình thủy lợi lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 17/4/2017 theo Chương trình quốc gia về BĐKH. Công trình này dự kiến sẽ góp phần vào việc phân bổ và điều tiết nguồn nước cho vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án xây dựng Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã được phân tích đánh giá rủi ro khí hậu (Climate Risk Assessment – CRA) với sự hỗ trợ của Dự án toàn cầu “Tăng cường dịch vụ khí hậu trong đầu tư CSHT (Climate Services for Infrastructure Investments – CSI)”, nhằm nâng cao khả năng chống chịu của công trình trước rủi ro khí hậu gia tăng. Một trong những công cụ hiệu quả để đánh giá rủi ro khí hậu đối với CSHT là phương pháp PIEVC được phát triển bởi Hiệp hội Kỹ sư Canada từ năm 2008. Phương pháp kỹ thuật PIEVC là một quy trình có 5 bước để đánh giá các phản hồi (tính dễ bị tổn thương) của các thành phần công trình đối với các tác động của BĐKH. Trên cơ sở áp dụng PIEVC, kết quả đánh giá rủi ro khí hậu (CRA) cho hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé sẽ được trình bày trong bài viết này. Các tác động tiềm năng đến tuổi thọ công trình của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hiện tại và sự thay đổi của các hiện tượng này trong tương lai được xem xét, phân tích trong quá trình thực hiện CRA. Kết quả quan trọng của CRA là đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng chống chịu của công trình trước các tác động của rủi ro khí hậu gia tăng trong bối cảnh BĐKH. Với nguồn lực hạn chế về tài chính, nhân lực…, thì câu hỏi đặt ra là biện pháp thích ứng BĐKH nào được đề xuất từ kết quả CRA có hiệu quả kinh tế và nên được ưu tiên áp dụng? Đây chính là câu hỏi nghiên cứu đặt ra với hoạt động phân tích kinh tế. Vì vậy, trong bài viết này, phân tích chi phí - lợi ích giải pháp thích ứng với BĐKH của Công trình thủy lợi Cái 543 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Lớn - Cái Bé sẽ được thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho các nhà ra quyết định. Trong phân tích này, tất cả tác động của mỗi giải pháp, bao gồm cả các tác động đối với cá nhân, hay còn gọi là chi phí/lợi ích của nhà đầu tư và các tác động xã hội nếu có sẽ được xác định, định lượng và đánh giá. Kết quả của phân tích sẽ cho biết liệu có nên áp dụng các giải pháp ứng phó với khí hậu với Công trình cống Cái Lớn - Cái Bé từ góc độ hiệu quả kinh tế hay không. Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 bao gồm các hạng mục công trình chính: cống Cái Lớn, cống Cái B ...

Tài liệu có liên quan: