Danh mục tài liệu

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và mô hình tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết phân tích chỉ ra các bất cập trong mô hình tăng trưởng bao trùm dưới góc độ là các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng phân phối thu nhập ở Việt Nam thời gian qua, gồm: (i) Những hạn chế trong tăng trưởng bao trùm theo góc độ không gian (giữa vùng động lực và vùng không động lực); (ii) Những hạn chế trong tăng trưởng bao trùm theo các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, FDI và doanh nghiệp tư nhân)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và mô hình tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM INCOME INEQUALITY AND INCLUSIVE GROWTH MODEL IN VIETNAM Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân linhph@neu.edu.vn TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là những nội hàm chính của quá trình phát triển, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Vận dụng lý luận về mô hình tăng trưởng bao trùm, bài viết phân tích chỉ ra các bất cập trong mô hình tăng trưởng bao trùm dưới góc độ là các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng phân phối thu nhập ở Việt Nam thời gian qua, gồm: (i) Những hạn chế trong tăng trưởng bao trùm theo góc độ không gian (giữa vùng động lực và vùng không động lực); (ii) Những hạn chế trong tăng trưởng bao trùm theo các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, FDI và doanh nghiệp tư nhân) và (iii) Những hạn chế trong các chính sách phân phối, phân phối lại thu nhập và tài sản sản xuất. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế này để giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Tăng trưởng bao trùm, bất bình đẳng, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. ABSTRACT Being two main contents of the economic development, economic growth and income inequality are the top concerns of many countries, including Vietnam. However, over time, solving the relationship between economic growth and income inequality in Vietnam has revealed many limitations. Using the inclusive growth model, the study points out the inadequacies of the model as the causes of income inequality in Vietnam in recent years, including: (i) The limitations in inclusive growth from a spatial perspective (between dynamic and non-dynamic regions); (ii) The shortage in inclusive growth by type of enterprise (state-owned, FDI and private enterprise) and (iii) the inadequacies of income distribution policies, income and production property redistribution policies. Therefore, appropriate adjustments need to be made in order to solve the relationship between economic growth and income inequality in Vietnam in the future. Keywords: Inclusive growth, inequality, income inequality.1. Giới thiệu Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, trong đó cóvấn đề bình đẳng trong phân phối thu nhập trong quá trình phát triển là mối quan tâm hàng đầu của hầuhết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quan điểm “gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển” đã được Đảng Cộng sản Việt Namxác định rõ từ Đại hội IX (2001) và tiếp tục được xác định trong “Báo cáo Việt Nam 2035”, đó là “Hướngtới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trongphân phối thu nhập ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, do đó đòi hỏi cần có những nghiêncứu sâu sắc về hiện trạng này nhằm có những điều chỉnh phù hợp. Trong những năm gần đây, lý luận về mô hình tăng trưởng bao trùm đã được nghiên cứu phát triểnvà đưa vào báo cáo của nhiều tổ chức quốc tế cũng như chương trình nghị sự của nhiều quốc gia như mộtcách thức để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Vận dụng lý luận này, bài viết này sẽ làm rõ các bất cập trong thực hiện mô hình tăng trưởng baotrùm dẫn tới các vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuấtcác giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phânphối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới. 1132 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 20192. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý thuyết Thuật ngữ “tăng trưởng bao trùm” được nhắc đến đầu tiên trong các báo cáo của Chương trình pháttriển Liên Hợp Quốc (UNDP) và ngày càng được sử dụng phổ biến trong các báo cáo kinh tế của nhiều tổchức quốc tế, thậm chí đã được đưa vào chương trình nghị sự của nhiều quốc gia trong những năm gầnđây. Vậy tăng trưởng bao trùm là gì? Tại sao tăng trưởng bao trùm lại trở thành xu thế mới trong quátrình phát triển? Theo Ravallion và Chen (2003), tăng trưởng bao trùm đồng nhất với tăng trưởng vì người nghèo.Quan niệm này cũng được Habito (2009) ủng hộ. Theo Habito (2009), tăng trưởng bao trùm là tăngtrưởng GDP dẫn đến giảm nghèo đáng kể. Với quan niệm như vậy, khái niệm tăng trưởng bao trùm vàtăng trưởng vì người nghèo có thể hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên, quan niệm tăng trưởng bao trùm nhưvậy dường như không được ủng hộ. Rất nhiều các nhà nghiên cứu và các tổ chức đã cho rằng tăng trưởngbao trùm và tăng trưởng vì người nghèo không thể hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn: Kakwani và Pernia (2000) cho rằng, tăng trưởng bao gồm là ngụ ý về sự tham gia và chia sẻ lợiích. Trong đó, sự tham gia liên quan đến quá trình tham gia tích cực của các nhóm xã hội nhằm bảo đảmcho sự tăng trưởng và việc mở rộng số lượng người tham gia đóng góp vào nền kinh tế (biểu hiện của tỷlệ có việc làm); chia sẻ lợi ích liên quan đến việc phân phối kết quả, điều này cũ ...

Tài liệu có liên quan: