Danh mục tài liệu

Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.96 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 2)Bệnh bạch cầu được chẩn đoán như thế nào? Để tìm thấy nguyên nhân của triệu chứng ở một người, bác sỹ hỏi về tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng. Ngoài sự kiểm tra sức khoẻ nói chung, bác sỹ sẽ thấy sưng lên ở gan, lách, và ở những hạch bạch huyết ở nách, bẹn, và cổ. Những xét nghiệm máu cũng giúp đỡ trong chẩn đoán. Một mẫu máu được khảo sát dưới kính hiển vi để xem hình thể tế bào và để xác định số lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 2) Bệnh bạch cầu (ung thư máu) (Phần 2) Bệnh bạch cầu được chẩn đoán như thế nào? Để tìm thấy nguyên nhân của triệu chứng ở một người, bác sỹ hỏi về tiền sửbệnh lý và thăm khám lâm sàng. Ngoài sự kiểm tra sức khoẻ nói chung, bác sỹ sẽ thấysưng lên ở gan, lách, và ở những hạch bạch huyết ở nách, bẹn, và cổ. Những xét nghiệm máu cũng giúp đỡ trong chẩn đoán. Một mẫu máu đượckhảo sát dưới kính hiển vi để xem hình thể tế bào và để xác định số lượng tế bàotrưởng thành và tế bào non. Mặc dầu những xét nghiệm máu có thể biểu lộ ra rằngbệnh nhân có bệnh bạch cầu, chúng có thể không chỉ ra kiểu bệnh bạch cầu là gì. Để kiểm tra hơn nữa cho những tế bào bệnh bạch cầu hoặc nói kiểu bệnh bạchcầu mà bệnh nhân có, bác sĩ huyết học, nhà ung thư, hoặc nhà giãi phẫu bệnh khảo sátmột mẫu tủy xương dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim đâm vào vùngxương hông ( xương chậu ), để rút một ít tuỷ xương lỏng, khảo sát dưới kính hiển vi đểtìm những bất thường. Thủ thuật này được gọi là hút tủy xương để làm tuỷ đồ. Sinhthiết tủy xương được thực hiện với một cái kim to hơn và hút mảnh nhỏ của xương vàtủy xương. Nếu những tế bào bệnh bạch cầu được tìm thấy trong mẫu tủy xương, bác sĩ củabệnh nhân sẽ đề nghị những xét nghiệm khác tìm ra phạm vi bệnh. Dùng kim chọc dòtuỷ sống ( chọc ống sống thắt lưng) kiểm tra những tế bào bệnh bạch cầu trong dịchlỏng mà nó làm đầy những không gian bên trong và xung quanh não và tủy sống ( dịchnão-tủy). Chụp x quang ngực có thể phát hiện ra dấu hiệu của bệnh trong ngực. Bệnh bạch cầu được điều trị như thế nào ? Việc điều trị bệnh bạch cầu thì phức tạp. Nó thay đổi tùy theo loại bệnh bạchcầu và không phải là giống nhau cho tất cả các bệnh nhân. Kế hoạch điều trị được tínhtoán chọn lựa để phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Sự điều trị phụ thuộc khôngchỉ vào kiểu bệnh bạch cầu mà còn vào những đặc tính nhất định của tế bào bệnh bạchcầu, phạm vi bệnh, và liệu bệnh bạch cầu đã được điều trị trước đó hay chưa. Nó cũngphụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, triệu chứng, và sức khỏe nói chung. Bất cứ khi nào có thể, bệnh nhân cần phải được điều trị tại trung tâm y học cócác bác sỹ có kinh nghiệm trong việc điều trị bạch cầu. Nếu điều này là không thể,bác sỹ của bạn nên bàn bạc về kế hoạch điều trị với một chuyên gia ở một trung tâmnhư vậy. Bác sỹ của bạn có thể gợi ý một bác sỹ chuyên về bệnh bạch cầu ở người lớnhoặc trẻ em. Bác sỹ điều trị bệnh bạch cầu người lớn là bác sỹ chuyên khoa ung thư,huyết học. Bác sỹ chuyên khoa ung thư và huyết học nhi khoa điều trị bệnh bạch cầunhi khoa. Đồng thời, bệnh nhân và bác sỹ của họ có thể gọi Dịch vụ Thông tin Ung thưđể yêu cầu Thông tin điều trị cập nhật từ Cơ sở dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia. Bệnh bạch cầu cấp cần điều trị ngay tức thì. Mục đích của điều trị là mang lạisự giảm nhẹ bệnh. Rồi, khi không có bằng chứng của bệnh, nhiều liệu pháp chữa bệnhhơn có thể được đưa để ngăn ngừa một sự tái phát. Nhiều người với bệnh bạch cầu cấpcó thể được điều trị khỏi. Những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu mạn không có triệu chứng có thể khôngyêu cầu sự điều trị tức thời. Tuy nhiên, họ cần phải kiểm tra y khoa thường xuyên saocho bác sĩ có thể xem liệu bệnh có đang tiến triển hay không. Khi việc điều trị là cầnthiết, điều trị giúp kiểm soát bệnh và triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh bạch cầu kinh niêncó thể hiếm khi được điều trị khỏi. Nhiều bệnh nhân và những gia đình của họ muốn biết tất cả những điều họ cóthể về bệnh bạch cầu và sự lựa chọn điều trị để họ có thể nắm lấy một phần tích cựctrong những quyết định về chăm sóc y khoa. Bác sĩ là người tốt nhất để trả lời nhữngcâu hỏi này. Khi bàn luận về điều trị, bệnh nhân ( hoặc, trong trường hợp trẻ em, giađình bệnh nhân) có thể muốn nói với bác sĩ về sự nghiên cứu các phương pháp điều trịmới. Chẩn đoán ung thư làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người thân của họ.Những thay đổi này khó có thể điều khiển được. Bệnh nhân và gia đình họ và bạn bècó nhiều cảm xúc khác nhau và đôi lúc lại sợ . Lúc này, bệnh nhân và người thân cảm thấy sợ hãi, giận dữ, hay trầm cảm. Đâylà phản ứng bình thường khi họ đối mặt với vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Nhữngbệnh nhân trẻ em và thiếu niên, thường có thể đương đầu những vấn đề này tốt hơnnếu họ có thể nói thoải mái về sức khoẻ và cảm xúc của họ với gia đình và bạn bè.Chia sẻ cảm xúc với người khác có thể giúp mọi người thấy dễ chịu hơn, đó là cách đểngười khác thấy sự lo âu và yêu cầu hỗ trợ của họ. Mối quan tâm tương lai, như lắng về các kiểm tra, điều trị, nhập viện, viện phí.Việc nói với bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể trấn an lo âu và cảm giácsợ hãi. Bệnh nhân có vai trò quyết định về việc chăm sóc và lựa chọn điều trị bằngcách đặt câu hỏi về ung thư máu. Họ có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ thắc mắc, chưat ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: