Danh mục

Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.30 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ. ĐTĐ thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thaiBệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mangthai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ.ĐTĐ thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mangthai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra.Các biến chứng có thể gặpTrước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cảmẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảmnguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một sốnguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơphải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong. Phụ nữ mang thai cần được tầm soát đái tháo đườngBà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thaichết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 - 5% (thấphơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, cóthể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thainhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp,hạ đường huyết (ĐH), hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubinemáu.Khi người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăngnguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếukhông kiểm soát ĐH được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?Nếu như bạn không có tiền sử ĐTĐ thì việc tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳthường được thực hiện từ 24 – 28 tuần tuổi thai, bằng cách xét nghiệm máuchỉ số ĐH (glycemia) và HBA1C. Thời gian này sẽ có khả năng xác địnhbệnh nhân ĐTĐ thai kỳ hay không và sẽ giúp BS đánh giá và can thiệp đểgiảm bớt hậu quả có khả năng bất lợi của chứng rối loạn này.ĐH lúc đói cao hơn 126mg/dl trong cả 2 hay nhiều test được thực hiện vàonhững ngày khác nhau có thể cho thấy bệnh nhân bị ĐTĐ, nếu giá trị đođược nằm trong khoảng 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9mmol/) thì được chẩnđoán là “rối loạn ĐH lúc đói”(Impaired fasting glucose). Test chẩn đoán rốiloạn dung nạp glucose: sau xét nghiệm ĐH lúc đói, bạn sẽ được uống 75gglucose (100g cho bệnh nhân mang thai). Mẫu máu sẽ được lấy tiếp sau mộtkhoảng thời gian nhất định (1h, 2h, 3h) để đo lượng ĐH. Để kết quả chínhxác, trong buổi sáng hôm xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống gì khác.Test dung nạp glucose uống có thể dẫn đến một trong các chẩn đoán sau:- Đáp ứng bình thường: một người được xem là đáp ứng bình thường khimức glucose 2 giờ (sau khi uống 75g glucose) dưới 140mg/dl và tất cả cácgiá trị giữa 0 và 2 giờ dưới 200mg/dl.- Rối loạn dung nạp glucose: một người bị rối loạn dung nạp glucose khi ĐHlúc đói dưới 126mg/dl và mức ĐH 2 giờ nằm giữa 140 và 199mg/dl.- Một bệnh nhân bị ĐTĐ khi mức ĐH đo được trong những ngày khác nhauđều cao.- ĐTĐ thai kì: một bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳtrong số những triệu chứng sau:ĐH đói hơn 95mg/dl, ĐH 1 giờ hơn 180mg/dl, ĐH 2 giờ hơn 155mg/dl, ĐH3 giờ hơn 140mg/dl.Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?Trước khi thụ thai: nếu như bạn bị ĐTĐ trước khi mang thai, bạn nên trìnhbày với BS đang điều trị nội khoa cho mình ý kiến sẽ dự định có thai, để BSsẽ có hướng điều trị và chế độ theo dõi thích hợp.Trong kỳ mang thai: các BS sẽ theo dõi định kỳ: ĐH, HbA1C, đánh giá chứcnăng tim, gan, thận, mắt… kiểm tra alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh mẹở tuần thứ 15 - 20 để đánh giá các nguy cơ bất thường về ống thần kinh củathai; siêu âm định kỳ giúp đánh giá các dị tật thai nhi nếu có và sự phát triểncủa thai.Thời điểm sinh: khi thai của bạn đủ 38 tuần, BS có thể chỉ định sinh contheo hình thức sinh chỉ huy hoặc sinh thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố(tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểm soát ĐH của mẹ và tình trạng sức khỏecủa thai) mà BS sản khoa sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa.Trong quá trình chuyển dạ: BS sẽ thường xuyên theo dõi ĐH của bạn đểđảm bảo ĐH ở mức 4 - 7 mmol/l, nếu cần, BS có thể chỉ định truyền insulintheo đường tĩnh mạch để duy trì ĐH ổn định. Sau khi vừa sinh xong, BS sẽtheo dõi ĐH của bạn liền để chỉ định liều phù hợp, do tăng nguy cơ hạ ĐHsau sinh, đặc biệt nếu có cho con bú. (nên bạn có thể ăn trước hoặc trong khicho con bú).Theo dõi sau sinh: nếu như bạn bị chứng ĐTĐ thai kỳ, cần được kiểm trathường xuyên và theo dõi bệnh ĐTĐ (có thể hết sau khi sinh hoặc không).Nếu bạn bị ĐTĐ thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát ở thai kỳ tiếptrong tương lai. Theo thời gian, bạn cũng có nhiều khả năng tiến triển bệnhĐTĐ - thường là ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn lối sống lànhmạnh như: ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơmắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong tương lai.Bạn sẽ được BS tư vấn về dinh dưỡng sau khi chẩn đoán và được đặt trênmột chế độ ăn uống thích hợp. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là: đạt đượcmức bình thường của ĐH; ngăn chặn nhiễm toan ceton; cung cấp đầy đủnăng lượng để tăng cân hợp lý; giúp cho thai nhi phát triển bình thường.Các yếu tố chính để xem xét khi tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho bạn là sốlượng calo, lượng carbohydrate, và phân phối calorie.Chế độ ăn uống và tập thể dục nên được điều chỉnh từ từ để đạt được mứcĐH bình thường của bạn.Thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng như thế nào?Nếu ĐH của bạn không thể duy trì được bởi biện pháp dinh dưỡng, thì cácBS bắt đầu sử dụng thuốc. Có hai lựa chọn ở những bệnh nhân mang thai cónhu cầu điều trị nhằm kiểm soát ĐH: insulin (và một số chất tương tựinsulin), và các chất làm hạ ĐH dưới dạng uống được sử dụng.Insulin có nhiều loại: như loại tác dụng nhanh, tác dụng bán chậm, loạiinsulin pha trộn hoặc tác dụng kéo dài. Liều lượng và loại insulin được sửdụng được tính toán dựa trên các bất thường cụ thể của ĐH trong quá trìnhtheo dõi mà BS sẽ chọn phác đồ thích hợp cho bạn.Các thuốc Tolbu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: