Từ khi thời tiết bắt đầu trở nên nóng bức, số trẻ em đi khám vì bị động kinh tăng lên nhiều. Qua tiếp xúc với một số gia đình có con bị động kinh, cho thấy nhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc con cái theo đúng phương pháp, do đó đã để xảy ra nhiều điều đáng tiếc mà lý ra có thể tránh được. Bài viết sau đây nhằm giới thiệu với các bạn những điều cần biết về bệnh động kinh, với mong muốn các bạnhiểu thêm về căn bệnh này, cách trông nom...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh động kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh Bệnh động kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh Từ khi thời tiết bắt đầu trở nên nóng bức, số trẻ em đi khám vì bị động kinhtăng lên nhiều. Qua tiếp xúc với một số gia đình có con bị động kinh, cho thấynhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc con cái theo đúng phương pháp, do đó đã đểxảy ra nhiều điều đáng tiếc mà lý ra có thể tránh được. Bài viết sau đây nhằm giớithiệu với các bạn những điều cần biết về bệnh động kinh, với mong muốn các bạnhiểu thêm về căn bệnh này, cách trông nom trẻ để tránh những hậu quả tai hại,giúp trẻ điều trị chóng khỏi bệnh. Bệnh động kinh là một bệnh của não, có đặc điểm gây ra cho người bệnhnhững cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh động kinh có nhiều thể, với những triệu chứng hơi khác nhau. Tuynhiên trên thực tế ở nước ta có 3 thể chủ yếu hay gặp nhất: thể động kinh toànthân, thể động kinh cục bộ và thể động kinh kịch phát Rolando. Thể động kinh toàn thân: Rất hay gặp. Cơn động kinh của thể này thườngtiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn khởi đầu của cơn động kinh, người bệnhđang bình thường đột nhiên ngã xuống ngất đi, trong khi đó chân tay cứng lại,ngực không thở được nữa, người xanh tái, hai hàm răng nghiến chặt, mắt trợnngược, giai đoạn này thường kéo dài khoảng nửa phút. Giai đoạn giật rung: Toàn thân người bệnh bị rung động mạnh bởi nhữngcơn co giật toàn thân, những cơn này mỗi lúc một mạnh hơn, lưỡi bị đẩy hẳn rangoài từng đợt, trong lúc hàm răng cắn lại, do đó luôn xảy ra chảy máu ở lưỡi, ởmiệng. Nhiều bà mẹ có kinh nghiệm, lúc đó đặt ngang qua mồm giữa hai hàm răngtrẻ một chiếc đũa để tránh tình trạng răng cắn vào lưỡi. Các cơ ở mặt cũng giật,làm méo mặt người bệnh, và nước bọt có thể sùi ra ở mép. Trong cơn nhiều trẻtiểu ngay ra quần. Giai đoạn này thường kéo dài 2-3 phút, sau đó đột nhiên trẻmềm nhão cả người, và bệnh chuyển sang giai đoạn hôn mê. Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối cùng của cơn động kinh toàn thân,người bệnh nằm yên, toàn thân mềm nhão, thở khò khè, không biết gì nữa, hoàntoàn như một bệnh nhân hôn mê, dần dần da dẻ bớt xanh tái nhìn như một ngườingủ say. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 15 phút, nhưng cũng có khi tới 1giờ hoặc vài giờ. Cuối cùng bệnh nhân tỉnh lại, rất mệt mỏi, nhưng không còn nhớnhững gì vừa xảy ra. Thể động kinh cục bộ: Là thể động kinh có những cơn chỉ xảy ra ở mộtphần cơ thể. Thông thường là cơn động kinh ở nửa bên thân hoặc trái hoặc phải.Người bệnh cũng có những hiện tượng co giật, nhưng chỉ co giật ở một nửa bênthân, còn bên kia bình thường. Trong thể động kinh cục bộ này, thông thườngngười bệnh không ngất, không mê, trong khi một nửa thân co giật, họ vẫn tỉnh vẫnbiết. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp cơn động kinh cục bộ lan tỏa dầnthành cơn động kinh toàn thân, và lúc đó triệu chứng hoàn toàn giống với cơnđộng kinh toàn thân. Thể động kinh kịch phát Rolando: Là thể động kinh có những cơn có thểtoàn thân có thể cục bộ nhưng thường chỉ xảy ra trong giấc ngủ. Thông thường cáccơn này hay xảy ra trong giấc ngủ đêm, nhưng cũng có thể xảy ra trong giấc ngủtrưa, ít khi xảy ra ngoài giấc ngủ. Đây là thể động kinh hay xảy ra ở trẻ nhỏ, sở dĩcó tên là Rolando vì người ta cho rằng nguyên nhân do tổn thương ở vùngRolando, là một vùng trên não. Nguyên nhân phát sinh bệnh động kinh Như trên đã nói, bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở nãogây ra, vì thế tất cả các nguyên nhân gây tổn thương não đều là nguyên nhân gâyđộng kinh: Đẻ khó: Chuyển dạ đẻ lâu phải can thiệp bằng foócxép, giác hút. Có trẻ khisinh bị ngạt, nếu kéo dài làm cho một bộ phận não thiếu ôxy gây tổn thương, nếutổn thương đó không hồi phục được thì cũng có thể gây ra bệnh động kinh saunày. Bệnh của não và màng não: Một số trẻ bị viêm não hoặc viêm màng não,bệnh nặng lại chữa chạy muộn, có thể khỏi nhưng có thể để lại di chứng như mộtcái “sẹo” ở não hoặc màng não, cái “sẹo” đó cũng có khả năng gây bệnh độngkinh sau này. Chấn thương ở đầu: Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng,hoặc trẻ ngủ trên giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấnthương ở đầu. Những chấn thương đó luôn gây tổn thương cho não và cũng lànguyên nhân hay gặp của bệnh động kinh. Bướu não (u não): Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài bướu trong não,bướu này ngày càng lớn, và cuối cùng gây nên các cơn động kinh. Trong nhiềutrường hợp, khoa học chưa tìm được nguyên nhân của các bướu này. Di truyền: Trong gia đình có ông bà cha mẹ... cũng bị động kinh. Tuy nhiênnhiều khi sự di truyền này rất kín đáo, quan sát bên ngoài không thấy được. Nhưngkhi làm xét nghiệm “điện não đồ” thì lại thấy người cha hoặc mẹ có dấu hiệu tổnthương ở não giống như bệnh động kinh, nhưng các tổn thương ...
Bệnh động kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 198.43 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh y tế sức khỏe bệnh thường gặp bệnh ở người trị bệnh có bệnh y học động kinh Bệnh động kinhTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 242 0 0 -
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 217 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 186 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 185 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 133 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 123 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
9 trang 85 0 0
-
4 trang 84 0 0