Danh mục tài liệu

Bệnh Ngũ Quan - Chương IV - BÀI 4,5,6

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.81 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đông y gọi là "Phong nhiệt nha cam" (Cam răng do phong nhiệt) do vị kinh tích nhiệt và ngoại cảm đánh nhau mà thành, hoặc do sau khi bệnh ôn nhiệt (sốt dịch) dư độc công lên đưa đến, thuộc thực chứng. 1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán 1. Ưa phát ở trẻ em, thường thấy ở suy dinh dưỡng, hoặc sau khi sốt do bệnh truyền nhiễm. 2. Lợi răng sưng đỏ, ra máu, trên lại có màng giả sắc trắng xám hoặc vàng xám, hôi miệng, nước bọt tăng nhiều, đau đớn rõ rệt, và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Ngũ Quan - Chương IV - BÀI 4,5,6 BÀI 4. VIÊM LỢI LOÉT Viêm lợi loét Đông y gọi là Phong nhiệt nha cam (Cam răng do phong nhiệt) do vị kinh tích nhiệt và ngoại cảm đánh nhau mà thành, hoặc do sau khi bệnh ôn nhiệt (sốt dịch) dư độc công lên đưa đến, thuộc thực chứng. 1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán 1. Ưa phát ở trẻ em, thường thấy ở suy dinh dưỡng, hoặc sau khi sốt do bệnh truyền nhiễm. 2. Lợi răng sưng đỏ, ra máu, trên lại có màng giả sắc trắng xám hoặc vàng xám, hôi miệng, nước bọt tăng nhiều, đau đớn rõ rệt, và lại dễ dàng ra máu. 3. Kèm có phát sốt, đầu đau, ăn uống không ngon miệng, đại tiện bí, nước tiểu đỏ là chứng trạng toàn thân. 4. Hạch lim pho dưới hàm sưng to, có áp đau. 2. Phương pháp trị liệu 2.1. Biện chứng luận trị Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt giải độc. Phương thuốc: Thanh cam giải độc thang gia giảm Sinh Thạch cao 1 lạng Hoàng liên 1 đồng cân Hoàng cầm 3 đồng cân Sinh địa 5 đồng cân Huyền sâm 3 đồng cân Liên kiều 5 đồng cân Nhân trung hoàng 1,5 đồng cân Tri mâu 3 đồng cân Ngưu bàng tử 3 đồng cân Bạc hà 1,5 đồng cân Gia giảm: Đại tiện bí kết, gia Sinh đại hoàng 3 đồng cân bỏ vào sau, Nguyên minh phấn đổ vào lúc uống. 2.2. Chữa cục bộ - Dùng Mang tiêu 1 đồng cân, Bạch phàn 1 đồng cân, Muối ăn 1 đồng cân, thêm 200ml nước, đợi sau khi tan ra, rửa chùi cục bộ. - Khi rữa nát, dùng Hầu khoa khứ hủ tán bôi chỗ, có bệnh, 1 ngày 3 lần (xem ở chương IV, bài 3). Đến khi rữa đã rụng đi và mọc thịt mới, dùng Dưỡng âm sinh cơ tán bôi chỗ bệnh, 1 ngày 3 lần. 2.3. Phương lẻ thuốc cây cỏ - Sinh Thạc cao 1 lạng, Lô căn (rễ lau) 1 lạng, Trúc diệp (lá tre, trúc) 3 đồng cân, Sắc nước uống, ngày 2 lần. Nếu có sợ lạnh, phát sốt, gia Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Bạc hà 1,5 đồng cân. 2.4. Chữa bằng cứu ngải Dùng mỗi ngải cỡ vừa, cứu trực tiếp huyệt Lao cung ở cả 2 lòng bàn tay, mỗi bên đều 3 mồi. Ghi chú: Cứu Lao cung có thể tác dụng với các chứng ở các bài 1, 2, 3 kể trên. BÀI 5. VIÊM LỢI TRÙM CẤP TÍNH Viêm lợi trùm cấp tính thường do trong có tích nhiệt, lại cảm phong tà, phong nhiệt đánh nhau mà thành thực chứng. 1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán 1. Thường phát sinh ở người thanh niên khi mọc răng khôn. 2. Lợi răng chung quanh răng khôn sưng đỏ đau đớn, ép vào đó có khi tràn ra dịch mủ, má tai sưng cứng rõ rệt. 3. Khi nghiêm trọng, hàm răng mở ra ngậm lại khó khăn, nuốt xuống họng hoặc nói năng đều ảnh hưởng. 4. Nhẹ thì không có chứng trạng toàn thân, nặng thì có sợ lạnh phát sốt, toàn thân khó chịu, ăn uống giảm, đại tiện bí. 5. Hạch lim pho dưới hàm có thể sưng to, áp đau. 2. Phương pháp trị liệu 2.1. Biện chứng thí trị Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt tiêu thũng. Phương thuốc: Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm. Ngu bàng tử 3 đồng cân Bạc hà 1,5 đồng cân Hạ khô thảo 3 đồng cân Xích thược 2 đồng cân Sơn chi 3 đồng cân Ngân hoa 5 đồng cân Liên kiều 5 đồng cân Gia giảm: Má tai sưng khối rắn chắc, gia Tạo giác thích 3 đồng cân, Bào sơn giáp 1,5 đồng cân. 2.2. Chữa cục bộ Khi mới nổi lên dùng Kim hoàng tán (xem ở chương II, bài 2) đắp ngoài chỗ má tai, trong miệng thì thổi, bôi Hầu khoa tiêu thũng tán (xem ở chương IV, bài 1), vỡ mủ thì đổi dùng Băng bằng tán (xem ở chương IV, bài 1). 2.3. Chữa bằng châm cứu Lấy huyệt: Hạ quan, Giáp xa, Hợp cốc (chích máu). Gia giảm: khối sưng ở má tai to cứng, có sốt, gia: Ế phong, Khúc trì, Thân trụ (chích máu), Linh đài (chích máu). BÀI 6. RĂNG SƯNG MỦ CẤP TÍNH Răng sưng mủ cấp tính Đông y gọi là Nha ung, do hoả độc ở vị kinh công lên mà thành; hoặc là do răng sâu và bệnh tật chung quanh răng (nha chu) mà gợi phát. Thuộc thực chứng. 1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán 1. Răng có bệnh đau đớn liên tục dữ dội, trên lợi răng nổi lên một khối nhỏ, sưng cao răn cứng, khi thành mủ thì khối sưng biến mềm. 2. Phát ở về hai bên cạnh thì má mặt sưng trướng; phát ở trước mặt thì vùng môi sưng trướng. 3. Thường kèm có nóng rát, miệng khát, đại tiện bí là chứng trạng toàn thân, hạch lympho dưới hàm sưng to áp đau. 2. Phương pháp trị liệu 2.1. Biện chứng thí trị Phép chữa: Thanh vị giải độc. Phương thuốc: Thanh vị thang gia giảm. Thăng ma 1 đồng cân Hoàng liên 1 đồng cân Sinh địa 5 đồng cân Đan bì 5 đồng cân Sinh Thạch cao 1 lạng Kim ngân hoa 5 đồng cân Liên kiều 5 đồng cân Gia giảm: Có nóng rét, gia kinh giới 1,5 đồng cân, Bạc hà 1,5 đồng cân. Đại tiện bí kết, gia Sinh đại hoàng 3 đồng cân bỏ vào sau, Huyền minh phấn 3 đồng cân đổ vào lúc uống. 2. Chữa cục bộ a) Không kể là chưa vỡ mủ hoặc đã vỡ mủ đều có thể dùng Băng bằng tán (xem ở chương IV, bài 1) thổi bôi vào chỗ sưng; bên ngoài má mặt, vùng môi sưng trướng thì dùng cao Kim hoàng (xem ở chương II, bài 2) đắp lên. b) Thành mủ thì rạch mở dẫn lưu. 2.3. Chữa bằng châm cứu Thể châm: Lấy huyệt: Hàm yến, Quyền liêu, Hợp cốc. Thủ pháp: Kích thích vừa, châm cảm lan tới vùng sưng đau, lưu kim 15-30 phút, mỗi ngày châm 1 lần. Gia giảm: Hàm trên: gia Hạ quan, Hàm dưới, gia Giáp xa. BÀI 7. RĂNG ĐAU Răng đau do rất nhiều nguyê ...