
BỆNH PHONG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH PHONG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS) BỆNH PHONG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS) Người Việt mình cứ thấy đau nhức chân tay mình mẩy thì cho là b ịmắc phong thấp, không “khoa học” tí nào cả. Thậm chí, các em bé bị chảymồ hôi đầu nhiều cũng bị gán cho nhãn hiệu phong thấp. Người Mỹ thì cũngkhông hơn gì chúng ta. Họ cũng có những tin tưởng về y khoa đã in trí từnghìn xưa, truyền từ đời ông bà đến đời cháu chắt mà không có một căn bảnkhoa học nào chứng minh cả. Thực ra, có tới hơn 100 loại sưng khớp xương gây ra đau nhức và tàntật cho hằng chục triệu người Mỹ (Mỹ đen, trắng lẫn Mỹ vàng là chúng tađây). Trong những loại bệnh sưng khớp này thì bệnh phong thấpRheumatoid Arthritis (gọi tắt là RA) là bệnh nặng nhất, gây ra đau nhứckhớp xương rất nhiều và dần dần làm biến dạng các khớp xương này khiếnbệnh nhân không sử dụng tay chân đ ược đến nỗi những cử dộng thôngthường nhất như mở nắp hộp hay đi đứng cũng rất khó khăn. Có tới hơn haitriệu người Mỹ đang bị phong thấp RA. Bệnh này xẩy ra ở đàn bà nhiều hơnđàn ông và thường bắt đầu vào khoảng tuổi từ 20 tới 50 nhưng cũng có thểxẩy ra ở trẻ nhỏ và người lớn hơn 50. Triệu chứng Những triệu chứng này có thể xẩy ra rồi biến mất và trở lại với thờigian. 1. Đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ củabàn tay và bàn chân. 2. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất làsau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi. 3. Các khớp không cử động được 4. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi 5. Mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng 6. Sốt nhẹ 7. Theo với thời gian, các khớp xương bị biến dạng. 8. Không cảm thấy khỏe Bệnh phong thấp RA thường xẩy ra ở nhiều khớp xương cùng lúc.Khi mới bị bệnh, các khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gốithường bị hơn cả. Theo với thời gian, các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm vàcổ có thể bị ảnh hưởng. Cả hai bên cơ thể thường bị cùng lúc. Nơi những điểm dễ va chạm nhất (pressure points) của khớp xương ởkhuỷu tay, bàn tay và bàn chân hay dây gân gót chân Achille có thể nổi lênnhững cục u nhỏ gọi là cục phong thấp. Các cục u này cũng có thể mọc ởcác khớp xương khác, ngay cả trong phổi nữa. Những cục u này có thể nhỏ bằng hạt đậu nhưng cũng có thể lớn bằngquả ổi nhỏ nhưng không gây đau đớn gì cả. Bệnh phong thấp RA đặc biệt có thể gây viêm các tuyến nước mắt,tuyến nước bọt, màng tim và phổi, phổi và ngay cả các mạch máu. Đây làmột bệnh kinh niên, có lúc thuyên giảm có lúc nặng lên. Không có cáchchữa cho hết hẳn bệnh này nhưng nếu biết cách dùng thuốc và nhữngphương tiện bảo vệ các khớp, bệnh nhân vẫn có thể sống cuộc đời hạnh phúcvà lâu dài. Nguyên nhân Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lênkhiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm nàycũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớpxương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy. Tại sao các màng lót bị sưng lên? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằngnhiễm trùng là nguyên nhân và một số người có những gien di truyền khiếnhọ dễ bị nhiễm trùng. Một số các nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thích tố có thể đóngmột vai trò trong việc gây ra bệnh phong thấp RA. Những yếu tố khác có thể làm một người dễ mắc bệnh RA là: tuổi già,phái nữ, hút thuốc lá. Biến chứng Bệnh phong thấp RA gây ra cứng, đau khớp xương và mệt mỏi. Dầndần, bệnh nhân khó có thể làm những việc dù thông thường nhất như cầmcây bút, vặn nắm cửa...Bệnh nhân có thể bị trầm cảm do việc này. Bệnhnhân RA cũng dễ mắc bệnh s ưng khớp và xương (osteoarthritis, một dạngbệnh phong thấp khác), và bệnh tim... Cách chữa Thuốc: Làm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Gồm có: thuốc chốngviêm NSAIDs, COX 2 inhibitors, Steroids, DMARDs, IL 1 Ra, thuốc chốngmiễn nhiễm, TNF blockers, thuốc chống trầm cảm... Giải phẫu: 1.Lọc máu: lấy bớt những kháng thể làm viêm và đau khớp. 2.Giải phẫu thay khớp : khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều, giảiphẫu thay khớp có thể tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau. Cách tự săn sóc - Ngoài những cách chữa bệnh do bác sĩ thực hiện kểtrên, bệnh nhân cũng cần biết cách tự săn sóc bệnh của mình khiến giúp chocuộc sống bớt khó khăn cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. 1. Tập thể dục thường xuyên: bệnh nhân cần hỏi bác sĩ hay nhân viênthể lý trị liệu về những thể dục nào thích hợp và cần thiết. 2. Giữ không lên cân nhiều: số cân dư sẽ làm cho các khớp xươngphải chịu sức ép nhiều hơn và dễ bị phá hoại hơn. 3. Ăn uống đúng cách: ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt 4. Tắm nước nóng hay dùng bình nước nóng đặt lên các khớp để giảmđau, thư giãn các bắp thịt và tăng máu đến khớp. 5. Dùng sức lạnh khi bệnh tăng lên: lạnh làm cho giảm đau, làm tê vàgiảm co thắt bắp thịt. Nếu bệnh nhân đang bị tê và máu lưu thông không tốt,không nên dùng sức lạnh. 6. Tập những phương pháp thư giãn: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắpthịt. 7.Uống thuốc đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ. 8. Giữ thái độ lạc quan: cùng với bác sĩ, sắp đặt trước những gì cầnlàm để chống lại cơn bệnh. Việc này sẽ làm cho bạn lạc quan vì mình chủđộng trong việc đối phó với căn bệnh. 9. Dùng những dụng cụ giúp mình vận động: thí dụ như những đồràng đầu gối, gậy chống, ràng bàn tay...Nói chuyện với bác sĩ về những dụngcụ này. 10. Không làm quá sức mình: nghỉ ngơi khi cần Những cách chữa khác Bệnh nhân phong thấp RA có thể muốn dùng thử những phương cáchchữa trị khác như châm cứu, thuốc Bắc, thuốc dùng thêm như glucosamine,chondroitin sulfate..., nam châm... Tuy nhiên, nên nhớ rằng những phươngpháp này không được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức y học bệnh thường gặp lý thuyết y khoa y học cho mọi người dinh dưỡng cơ thểTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 45 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 45 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0