Từ ngày thứ 25 sau khi thụ tinh, ở bào thai đã bắt đầu hình thành hệ tuần hoàn. Đến tuần thứ 8, quả tim đã được tạo ra hoàn chỉnh. Vì vậy, các tác động từ bên ngoài trong thời gian này đều có thể để lại những dị tật cho tim.
Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM, bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ 0,8% trong các trường hợp mang thai đầu tiên và 2-6% các trường hợp mang thai lần 2. Nếu trong gia đình đã có 2 người có dị tật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Nguồn: vietgioitinh.net
Từ ngày thứ 25 sau khi thụ tinh, ở bào thai đã bắt đầu hình thành hệ tuần hoàn.
Đến tuần thứ 8, quả tim đã được tạo ra hoàn chỉnh. Vì vậy, các tác động từ bên ngoài
trong thời gian này đều có thể để lại những dị tật cho tim.
Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM, bệnh tim bẩm sinh
chiếm tỷ lệ 0,8% trong các trường hợp mang thai đầu tiên và 2-6% các trường hợp
mang thai lần 2. Nếu trong gia đình đã có 2 người có dị tật tim bẩm sinh, nguy cơ này
ở đứa trẻ sẽ ra đời là 20-30%.
Có đến 50% trường hợp bệnh tim bẩm sinh không xác định được nguyên nhân;
số còn lại do 2 nguyên nhân sau:
- Di truyền: Do đột biến gene hay đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình mang
thai, hoặc di truyền từ thế hệ trước.
- Tác động của môi trường: Do lúc mang thai, người mẹ mắc bệnh, bị nhiễm
trùng, nhiễm virus (đặc biệt là cúm và Rubeole), uống rượu quá nhiều, ngộ độc hóa
chất và các thuốc chữa bệnh hoặc bị ảnh hưởng của tia phóng xạ.
Trẻ mắc bệnh tim không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các hoạt động thể lực.
Trái lại, việc tập luyện vừa sức sẽ làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể. Nên tiến
hành tiêm chủng bình thường cho trẻ. Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cần điều trị
cẩn thận để không làm cho các tổn thương và tình trạng suy tim trầm trọng thêm.
Những bé gái bị bệnh tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật vẫn có thể sinh con
bình thường. Khi chưa điều trị, người phụ nữ mắc bệnh này phải tìm cách tránh thai vì
việc mang thai sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
Việc phẫu thuật để chữa các dị tật tim bẩm sinh khá đơn giản. Đối với các lỗ
thông tim, có thể bít lại bằng các kỹ thuật mới mà không cần mổ.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Số trang: 1
Loại file: pdf
Dung lượng: 109.35 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Y tế Sức khỏe Sức khỏe trẻ em Y học thường thức Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ emTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 242 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 135 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 124 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 92 0 0 -
9 trang 87 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 85 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 52 0 0