Mỗi quốc gia đều có những ngày dành riêng để ghi nhận các sự việc trọng đại. Ngày Quốc Tổ nhắc nhở con cháu tới công lao xây dựng đất nước nước của tiền nhân. Ngày Độc Lập với tranh đấu vẹn toàn lãnh thổ. Rồi ngày Phụ nữ, ngày Lao động, ngày Tình yêu với mục đích phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh về thị giácTránh Được Bệnh Nhờ Hiểu BiếtBác sĩ Nguyễn Ý-Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang)Mỗi quốc gia đều có những ngày dành riêng để ghi nhận các sự việc trọng đại. NgàyQuốc Tổ nhắc nhở con cháu tới công lao xây dựng đất nước nước của tiền nhân. NgàyĐộc Lập với tranh đấu vẹn toàn lãnh thổ. Rồi ngày Phụ nữ, ngày Lao động, ngày Tìnhyêu với mục đích phù hợp.Với sức khỏe và riêng tại Hoa Kỳ, một tập tục rất hay, nên theo là có những ngày, thánghoặc tuần lễ được dành riêng để các tổ chức y tế, trường học, cộng đồng nhắc nhở, lôicuốn sự chú ý của dân chúng vào một đề tài sức khỏe và để ý nhiều hơn đến việc phòngtránh các loại bệnh. Đó là các Health Awareness Week/ Month/ Day đã lên lịch sẵn. Lýdo là vì công việc làm ăn bận rộn cho nên con người nhiều khi cũng quên bẵng đi mấtnhững điều cần làm để “khỏe như voi”.Tháng 8 hàng năm có các Tháng cảnh giác lưu tâm tới với bệnh Đục Thủy Tinh Thể,Chủng Ngừa, An Toàn sức khỏe Mắt trẻ em, bệnh Vẩy Nến và bệnh Teo Cơ. Từ ngày 1tới ngày 7 là tuần lễ dành để cổ võ việc Cho con Bú Sữa Mẹ trên toàn Thế giới.Xin cùng tìm hiểu ý nghĩa và sự quan trọng của các sự việc này.Tháng Đục Thủy Tinh ThểSuốt tháng 8 được dành cho Đục Thủy Tinh Thể, vì theo thống kê, quá nửa dân chúngHoa Kỳ bị rủi ro này khi họ tới tuổi 80. Hiện nay có khoảng 20.5 triệu người Mỹ từ 40tuổi trở lên bị cườm mắt. Ngoài ra, đục thủy tinh thể là nguyên nhân số một đưa tới mùlòa cho con người ở trên thế giới.Như tên gọi, đục thủy tinh thể là tình trạng mất độ trong suốt của bộ phận này vì chất cấutạo trở nên vẩn đục, ngăn chặn ánh sáng vào mắt, đưa tới suy yếu thị lực. Thường thườngcườm là hậu quả của sự hóa già, nhưng cũng gây ra do các lý do như thương tích mắt,bệnh tiểu đường, di truyền, do vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, hạ đường huyết,thuốc an thần, viên thuốc ngừa thai hoặc là do không bảo vệ mắt với tia tử ngoại, hútthuốc lá.Triệu chứng gồm có mắt mờ, nhìn một thành hai ở một mắt, mầu sắc nhạt nhòa, kém thịlực ban đêm, mẫn cảm với ánh sáng… Không có dược phẩm hoặc phương thức nào cóthể phòng tránh sự thành hình và diễn tiến của cườm mắt hoặc làm thủy tinh thể trong trởlại. Nếu cườm không gây khó khăn cho cuộc sống, ta có thể theo dõi, chờ đợi.Ngược lại, khi cườm gây khó khăn cho các sinh hoạt hàng ngày thì có thể thay với thủytinh thể nhân tạo. Phẫu thuật rất an toàn và phổ biến. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có cả 1.5 triệungười được thay thủy tinh thể và họ rất thỏa mãn vì thị giác trở lại bình thường.Tháng Chủng Ngừa BệnhMiễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại sự xuất hiện của một loại bệnh. Khả năng nàycó sau khi mắc bệnh hoặc do chủng ngừa với vi khuẩn đã chết hoặc làm suy yếu. Đó làmiễn dịch chủ động, tồn tại lâu dài do cơ thể tạo ra. Trẻ sơ sinh được hưởng tính miễndịch với một vài bệnh từ mẹ trao cho trong một thời gian ngắn, trước khi tự tạo ra khảnăng này. Đó là miễn dịch thụ động.Nhờ thuốc chủng ngừa mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm một thời gây hoảng sợ cho mọingười tại Hoa Kỳ đã bị loại bỏ. Bệnh yết hầu, tê liệt trẻ em, sởi đã bị xóa sổ. Đậu mùa,uốn ván, quai bị đôi khi mới thấy.Các bệnh nhiễm có thể chủng để phòng tránh là bệnh ho gà, uốn ván, yết hầu, viêm ganA-B, cúm, viêm não, ung thư cổ tử cung, sởi, thủy đậu, quai bị, viêm phổi, chó dại, lao,thương hàn, sốt da vàng, bệnh Lyme, bệnh than (anthrax), rotavirus…Chủng ngừa không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn bảo vệ người khác, vì mình không bị bệnhthì không truyền bệnh được. Có thể chích ngừa nhiều bệnh cùng một lúc để tiết kiệm thìgiờ mà vẫn an toàn. Chẳng hạn các bệnh ho gà-uốn ván-yết hầu…Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm vì cơ thể các cháu chưa tạo ra đầyđủ khả năng miễn dịch chống lại nhiễm khuẩn. Do đó chích ngừa theo lịch của giới chứcy tế từ lúc 2 tuổi có thể bảo vệ các cháu cũng như bạn cháu ở nhà giữ trẻ, trường học vớinhiều bệnh. Nên giữ cẩn thận sổ chích ngừa để tiện theo dõi.Thường thường, vaccin được bào chế với các tiêu chuẩn an toàn rất cao cho nên khônggây ra các biến chứng trầm trọng như nhiều người e ngại. Một vài phản ứng nhẹ như làhơi sưng đau tại chỗ chích hoặc sốt nhẹ có thể xảy ra.Nên hỏi bác sĩ gia đình coi xem cần chích ngừa những bệnh gì đối với tuổi của mỗingười.Bảo vệ Thị Giác Trẻ EmCặp mắt là những giác quan quý giá và hữu ích của cơ thể, do đó các cụ ta đã ví “hai mắtlà ngọc”. Mắt giúp ta nhìn thấy mọi sự vật trên đời, từ xa đến gần, từ vật lớn tới nhỏ, đẹphay xấu. Cho nên mọi người cần lưu ý bảo vệ hai hạt ngọc này.Với trẻ em, thị lực có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển. Các nhà chuyên môn chohay, 80% các kiến thức mà các cháu học được ở trường là do cặp mắt toàn vẹn thu lượm.Cho nên có thị lực tốt có ảnh hưởng lớn tới sự học của chúng. Khám mắt thường xuyêngiúp sớm khám phá ra các khó khăn thị giác như cận thị, viễn thị, loạn thị… rồi điều trịngay.Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa, trẻ em được 6 tháng cần được khám mắt sơ khởi.Khám lại khi tới tuổi lên 3 rồi trước khi vào lớp mẫu giáo ở tuổi lên 5-6. Trong thời gianđi học, các em cần được khám mắt mỗi 2 năm, nếu không có rối loạn thị giác cần điềuchỉnh.Từ 20-64 tuổi: khám mắt với mở rộng con ngươi mỗi 2 tới 4 năm một lần. Trên 65 tuỗi:mỗi 1 hoặc 2 năm.Người có các rủi ro như tiểu đường, đã bị thương tích mắt hoặc có thân nhân bị cao ápnhãn glaucoma cần khám mắt thường xuyên hơn. Tránh các nguy cơ đưa tới thương tíchcho mắt, đặc biệt là tia tử ngoại, khói thuốc lá, bụi bặm, hóa chất.Dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe cơ thể nói chung và cặp mắt nói riêng.Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa động vật và đường tinh chế có thể đưa tới bệnhtim mạch, tiểu đường, mập phì và bệnh mắt như thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể.Ngược lại phần ăn thiên về chất đạm ít béo, giầu sinh tố khoáng chất, các loại rau tráitươi đểu tốt cho mắt. Đặc biệt là sinh tố A, cần thiết cho thị giác, có nhiều trong trái cam,các loại rau có mầu vàng như cà rốt, bí đỏ.Hiểu biết về bệnh Vẩy NếnVẩy Nến (Psor ...