Danh mục tài liệu

Bệnh viêm gan virus (Bệnh học cơ sở)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.28 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm gan siêu vi trùng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus gây ra các tổn thương dạng viêm hoại tử tế bào gan. Hiện nay, ngoài hai loại virus A và B còn có các loại virus C, D và E. Năm loại virus này có cấu tạo vi thể khác nhau nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau. bài học này trình bày đặc điểm dịch tễ, triệu chứng học của bệnh viêm gan virus, cách chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh viêm gan virus. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh viêm gan virus (Bệnh học cơ sở) Bài 32 BỆNH VIÊM GAN VIRUSMỤC TIÊU 1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ, triệu chứng học của bệnh viêm gan virus. 2. Trình bày được chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh viêm gan virus.NỘI DUNG1. Đại cương Viêm gan siêu vi trùng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus gây racác tổn thương dạng viêm hoại tử tế bào gan. Hiện nay, ngoài hai loại virus A và Bcòn có các loại virus C, D và E. Năm loại virus này có cấu tạo vi thể khác nhau nhưngbệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau.2. Nguyên nhân - Virus A: là loại ARN virus, không có vỏ bọc, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ caovà các thuốc sát khuẩn. - Virus B: là ARN virus, có vỏ bọc, có sức đề kháng rất tốt, bị tiêu diệt ở nhiệtđộ 100 C trong 10 phút. o - Virus C (non A - non B): là ARN virus, có vỏ bọc gặp ở những người đượctruyền máu. - Virus D: là ARN virus, luôn cần đến HBsAg để phát triển. - Virus C: gần giống virus A ( về cấu tạo )3. Dịch tễ học + Bệnh viêm gan virus là một bệnh quan trọng tại Việt Nam và các nước vùngĐông Nam Á. Vì số người mắc bệnh rất lớn, số người mang biến chứng và tử vongcũng rất cao. + Bệnh viêm gan A: lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu gặp ở các nước đang pháttriển, nơi mà hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, vệ sinh môi trường kém. + Bệnh viêm gan B: - Nguồn bệnh: người bệnh và người lành mang virus, HBsAg được tìm thấytrong máu và dịch sinh học (nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, tinh dịch, nước tiểu) củangười bệnh. - Đường lây: theo đường máu, tình dục, sữa mẹ. + Bệnh viêm gan C: gặp ở những người được truyền máu nhiều lần. + Bệnh viêm gan D: gặp ở những người tiêm chích ma tuý, truyền máu nhiềulần. + Bệnh viêm gan E: bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.4. Triệu chứng học4.1. Lâm sàng4.1.1. Ủ bệnh - Viêm gan A : 15 – 45 ngày - Viêm gan B : 30 – 180 ngày - Viêm gan C : 15 – 150 ngày - Viêm gan E : 15 – 60 ngày - Viêm gan D : chưa xác định được rõ ràng.4.1.2. Khởi phát: (tiền vàng da) : 3 – 5 ngày 119 - Toàn thân : sốt nóng 38 – 38o5 C, mệt mỏi, uể oải. - Hội chứng giống cúm: nhức đầu, đau cơ, đau khớp, ho khan, đau họng. - Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, cảm giác khó tiêu sau mỗi lần ăn, nôn mửa, đaubụng âm ỉ ở vùng hạ sườn phải.4.1.3. Toàn phát (vàng da) : 2 – 3 tuần lễ - Các triệu chứng cơ năng (trong giai đoạn khởi phát) giảm đi - Vàng da, vàng mắt: là dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm gan siêu vi trùngcấp, chúng xuất hiện ngay trong vòng 1-2 ngày, da – niêm mạc vàng xẫm. - Nước tiểu ít và sẫm màu. - Ngứa: xuất hiện vào lúc vàng da, vàng mắt đạt đến cao diểm. - Phân bạc màu: điều này phản ánh không có mật xuống gan. - Gan to hoặc bình thường. - Thời kỳ vàng da, vàng mắt kéo dài 2-8 tuần, sau đó các triệu chứng giảm dần,bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, ăn uống được, vàng da – vàng mắt giảm dần.4.1.4. Hồi phục Trong giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn dấu hiệu lâm sàng gần nhưkhông còn nữa, tuy nhiên xét nghiệm chức năng gan vẫn còn bất thường, cần khoảngvài tuần nữa mới có tình trạng phục hồi về xét nghiệm.4.2. Cận lâm sàng - Chức năng gan: Bilirubin huyết thanh tăng lên 15 – 20mg%, Transaminaza(SGOT, SGPT) tăng - Nước tiểu: có sắc tố mật, muối mặt. - Tìm thấy kháng thể trong máu. - Tìm thấy virút trong phân5. Tiến triển – biến chứng5.1. Tiến triển: đa số tình trạng bệnh nhân sẽ tốt lên sau một tháng, không để lại dichứng.5.2. Biến chứng - Hôn mê gan - Suy gan - Vàng da kéo dài - Viêm gan mãn tính.6. Chẩn đoán - Lâm sàng - Cận lâm sàng - Dịch tễ học. - Tiền sử7. Điều trị + Trong bệnh viêm gan siêu vi trùng, phương pháp điều trị tốt nhất là điều trịnâng đỡ, giảm các tổn hại cho gan, giảm các triệu chứng bất lợi cho người bệnh theodõi, phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng có thể sảy ra. + Vấn đề nhập viện. - Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi trùng cấp không cần thiếtphải nhập viện và có thể cho bệnh nhân điều trị tại nhà. - Nhập viện chỉ đặt ra cho những bệnh nhân có những dấu hiệu bệnh nặng: mấtsức do không ăn uống đầy đủ, có rối loạn nhiều về cận lâm sàng, xuất hiện các biếnchứng. - Khi triệu chứng lâm sàng đã giảm thì có thể theo dõi ngoại trú. 120 + Nghỉ ngơi: cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, nghỉ ngơi tương đối. + Chế độ dinh dưỡng: khẩu phần ăn nhiều đạm, nhiều đường, ít mỡ, đối vớicác bệnh nhân chán ăn nên đề nghị họ thay đổi cách thức ăn uống: ăn khẩu phần giàunăng lượng vào những lúc có thể ăn được, ăn làm nhiều lần trong ngày. + Bù nước - điện giải theo đường tĩnh mạch: khi bệnh nhân không ăn đượchoặc nôn mửa nhiều lần + Kiêng rượu trong giai đoạn cấp tính của bệnh. + Không dùng cho bệnh nhân các loại thuốc an thần. + Viên gan siêu vi trùng cấp không có chỉ định dùng Cocticoid. + Sử dụng Vitamin K cho bệnh nhân có thời gian Prothrombin kéo dài với liều1- 5 mg tiêm bắp thịt.8. Phòng bệnh + Với bệnh viêm gan siêu vi trùng A: áp dụng các biện pháp phòng bệnh giốngnhư các bệnh lây lan qua đường tiêu hoá khác. + Với bệnh viêm gan siêu vi trùng B: - Sử dụng vacxin phòng bệnh, nhất là đối với những người có tiếp xúc tình dụcthường xuyên đối với bệnh nhân. - Tránh sử dụng chung bơm, kim tiêm, kiểm tra kỹ khâu cho máu. - Với nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân : tránh tiếp xúc với máu và dịchtiết của bệnh nhân. LƯỢNG GIÁ1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng bệnh viêm gan siêu vi trùng ?2. Trình bày triệu chứng lâm sàng, tiến triể ...