Danh mục tài liệu

Biến chứng của bệnh khí phế thũng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.71 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình ảnh phổi bình thường và khí phế thũng. Khí phế thũng là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới, đây là một bệnh phổi tiến triển, căng giãn thường xuyên làm giảm khả năng đàn hồi, thậm chí làm mất khả năng hồi phục của thành các tiểu phế quản, các phế quản tận và phế nang do viêm nhiễm kéo dài gây nên. Bệnh thường biểu hiện hiện tượng khó thở và nguy hiểm hơn là có thể gây nên nhiều biến chứng cho người bệnh.Ai dễ mắc bệnhNguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến chứng của bệnh khí phế thũng Biến chứng của bệnh khí phế thũng Hình ảnh phổi bình thường và khí phế thũng. Khí phế thũng là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới, đây là một bệnh phổitiến triển, căng giãn thường xuyên làm giảm khả năng đàn hồi, thậm chí làm mấtkhả năng hồi phục của thành các tiểu phế quản, các phế quản tận và phế nang doviêm nhiễm kéo dài gây nên. Bệnh thường biểu hiện hiện tượng khó thở và nguyhiểm hơn là có thể gây nên nhiều biến chứng cho người bệnh. Ai dễ mắc bệnh Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phếquản mạn tính, kéo dài. Viêm phế quản mạn tính có thể do vi sinh vật (vi khuẩn,virut, ký sinh trùng) nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như tác độngcủa hoá chất, bụi bẩn, khói do các chất đốt như than đá, khói bếp, khói thuốc lá,thuốc lào. Người ta cũng thấy rằng bệnh khí phế thũng hay gặp nhất ở ngườinghiện thuốc lá, thuốc lào. Đặc điểm của khói thuốc lá, thuốc lào là có thể làm têliệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang mà ởngười bình thường các lông chuyển này có tác dụng rất lớn để đẩy các chất gâykích ứng và các mầm bệnh (vi sinh vật, bụi...) ra khỏi đường hô hấp. Khi các lôngchuyển bị tê liệt thì các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản và dần dầnthâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun.Người ta cũng nghiên cứu thấy rằng có một số bệnh nhân bị bệnh khí phế thũng làdo thiếu một loại protein có tên là AAt (anpha1-antitripsin). Đây là một loạiprotein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một sốmen (enzym). Nếu thiếu protein AAt có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển vàhậu quả là bị bệnh khí phế thũng. Một số bệnh mạn tính như bệnh hen suyễn mạntính kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phếnang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể là gây nên khíphế thũng. Trong các bệnh về phổi thì bệnh lao phổi cũng là một trong nhữngnguyên nhân đáng kể gây nên khí phế thũng. Khi bị lao phổi, vi khuẩn sẽ làm tổnhại và gây nên tổn thương xơ hoá thành phế nang và làm căng giãn các phế nang ởxung quanh tổ chức xơ hoá đó. Người ta cũng đề cập đến bệnh khí phế thũng cóthể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn (nhạc công), công nhân thổi bóngđèn thuỷ tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúcvới bụi của hầm lò. Biểu hiện đặc trưng của khí phế thũng Triệu chứng chính của bệnh khí phế thũng là khó thở ra, nhất là lúc mangvác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả nănghoạt động thể lực. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnhnhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêmphế quản, viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi...). Khi bác sĩ khám bệnh cho người bịkhí phế thũng thường thấy người bệnh có biểu hiện khó thở, môi tím (do thiếuôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng), gõvang, rì rào phế nang giảm, nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy, ran rít. Trong trườnghợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng).Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như Xquang phổi, chụp CT, chụp cộnghưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm,điện tim... giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều. Cần phân biệt vớinhững bệnh ở phổi như hen phế quản (hen suyễn), tràn khí màng phổi, kén phổi...Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biếnchứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡbóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi. Phòng bệnh khí phế thũng như thế nào? Cần vệ sinh hàng ngày họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức đánhrăng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối. Khi bị viêm đường hô hấp, hay gặpnhất là viêm đường hô hấp trên (họng, hầu thanh quản, tai, mũi họng...) hoặc khibị viêm phế quản cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh thành mạntính. Cần thiết bỏ thuốc lá bởi thuốc lá, thuốc lào gây nên nhiều bệnh về phổi, đặcbiệt là đóng góp vào căn nguyên gây khí phế thũng và ung thư phổi. Cần đượctrang bị bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi nhưcông nhân khai thác than đá, công nhân vệ sinh môi trường và công nhân thườngxuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại. Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn, nhất làcác động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Cần phải thực hiện triệtđể tiêm vaccin phòng bệnh lao (vaccin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả những ngườichưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nếu có điều kiện thì nên tiêm một sốvaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp như vaccin phòng bệnh do phế cầu,Hemopilus influenzae... ...