Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 625.69 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có nhiều thayđổi. Biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăng mạnh mẽ bất bình đẳng xã hội. Trước thực tế này, yêu cầu đặt ra là phải có chính sách quản lý, chính sách an sinh và phúc lợi phù hợp nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mớiBiến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam...BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAMTRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚINGUYỄN VĂN KHÁNH *NGUYỄN TUẤN ANH **Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có nhiều thayđổi. Biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăngmạnh mẽ bất bình đẳng xã hội. Trước thực tế này, yêu cầu đặt ra là phải có chínhsách quản lý, chính sách an sinh và phúc lợi phù hợp nhằm phát triển bền vữngkinh tế - xã hội của đất nước.Từ khóa: Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội.1. Mở đầuSau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tếViệt Nam đã trải qua hai dấu mốc quantrọng trong quá trình phát triển. Thứnhất, năm 2007, Việt Nam trở thànhthành viên chính thức thứ 150 của Tổchức Thương mại Thế giới, mở đầu mộtgiai đoạn hội nhập mới của nền kinh tếViệt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Trênthực tế, nền kinh tế Việt Nam đã giatăng mức độ hội nhập quốc tế, với sựhiện diện của các công ty trên thị trườngtoàn cầu, các công ty đa quốc gia sảnxuất hàng hoá ở Việt Nam, và giao dịchtài chính ngày càng quốc tế hoá. Đồngthời, lao động Việt Nam cũng tiến vàothị trường toàn cầu với việc ngày càngnhiều người Việt Nam đến làm việc tạicác nước trên thế giới. Thứ hai, năm2010, sau 25 đổi mới, Việt Nam từ mộtquốc gia nghèo nhất thế giới với thunhập bình quân đầu người dưới 100 đôla Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhậptrung bình thấp(1).Hai chỉ báo quan trọng này không chỉchứng tỏ sự phát triển vượt bậc, toàndiện của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vựckinh tế, mà còn chứng tỏ rằng xã hội ViệtNam còn đang chuyển biến nhanh chóngvề mặt cấu trúc trong bối cảnh toàn cầuhóa mạnh mẽ hiện nay. Thực tiễn đangđặt ra là phải nhận thức sâu sắc quá trìnhchuyển biến này để có chính sách, giảipháp quản lý phù hợp nhằm giữ vững ổnđịnh xã hội và tiếp tục phát triển đấtnước. Bài viết phân tích nội dung và xuhướng của sự biến đổi này và nêu ra mộtvài gợi ý về mặt chính sách.(1)2. Biến đổi cơ cấu xã hộiCơ cấu xã hội hay cấu trúc xã hội(social structure) là mối quan hệ qua lạicó trật tự giữa các thành tố khác nhaucủa một hệ thống xã hội hay một xãGiáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.(**)Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học khoa họcxã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.(1)The World Bank, Tổng Quan về Việt Nam(http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview).(*)87Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014hội(2). Nói đến cơ cấu xã hội/hay cấutrúc xã hội là đề cập đến cách mà cácnhóm xã hội cơ bản (hay còn gọi là cácbộ phận/các thành phần chủ yếu của mộthệ thống xã hội cụ thể) liên hệ/quan hệvới nhau. Thông thường, khi nói đến cơcấu xã hội, các nhà nghiên cứu chú ýđến các loại cơ cấu xã hội quan trọng/cơbản như: cơ cấu giai cấp, cơ cấu nghềnghiệp, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu lãnhthổ, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo.Biến đổi cơ cấu xã hội hay biến đổicấu trúc xã hội ở Việt Nam trong đổimới rất đáng chú ý, nhất là trên haiphương diện. Thứ nhất là, sự thay đổi vềsố lượng và chất lượng của các nhóm xãhội chủ yếu trong xã hội. Thứ hai là, sựthay đổi của mối quan hệ qua lại giữacác nhóm cơ bản này. Sự thay đổi trênhai phương diện đó phản ánh cơ hộiphát triển, nhất là trong vấn đề nguồnnhân lực, nguồn vốn con người - cơ sởquan trọng nhất của phát triển kinh tế xã hội đất nước.Trong 30 qua, Việt Nam đã từ bỏ nềnkinh tế tập trung quan liêu bao cấp đểxây dựng nền kinh tế nhiều thành phầnđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủđộng, tích cực, hội nhập quốc tế. Quátrình này đã dẫn đến sự thay đổi của cơcấu xã hội. Xét về mặt cơ cấu giai cấpđã có những thay đổi sâu sắc trong tất cảcác thành phần giai cấp, từ giai cấp côngnhân, nông dân, đến tầng lớp trí thức.Giai cấp công nhân đã có nhữngbước phát triển cả về số lượng và chấtlượng. Về mặt số lượng, theo số liệu của88Tổng cục Thống kê, nếu năm 2005, sốlượng người lao động làm việc trong cácloại hình doanh nghiệp trên cả nước chỉkhoảng 6,07 triệu thì con số này tăng lênđến 7,94 triệu năm 2008; 8,70 triệu năm2009; 9,83 triệu năm 2010 và 10,89triệu năm 2011(3). Như vậy, chỉ trongvòng 6 năm, từ năm 2005 đến 2011, sốlao động trong các doanh nghiệp trên cảnước đã tăng gần 5 triệu người. Về mặtchất lượng, công nhân qua đào tạo cótăng lên, nhưng tỷ lệ không lớn. Chỉ tính4 năm, từ 2009 đến 2012, tỷ lệ lao độngtừ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo và đanglàm việc trong nền kinh tế tương ứng là14,8%; 14,6%; 15,4%; và 16,6%(4).Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chỉchiếm khoảng 11% tổng số dân cư củacả nước, nhưng lực lượng này đã làm raphần lớn sản phẩm của xã hội, ước tínhchiếm khoảng 60% tổng sản phẩm xãhội và đóng góp hơn 70% ngân sách nhànước(5). Đó là những chỉ báo minhchứng cho tầm quan trọng của giai cấpcông nhân đối với nền kinh tế Việt Namtrong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa hiện nay.(2)Scott, John and Gordon Marshall (2005),Oxford Dictionary of Sociology, Oxford: OxfordUniversity Press, p. 644.(3)Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thốngkê, NxbThống kê, Hà Nội, tr. 210.(4)Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thốngkê, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.122.(5)Phạm Văn Nhuận (2013) Có đúng là giai cấpcông nhân hiện nay không còn sứ mệnh lịch sử?Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-giai-cap-cong-nhan/2013/24144/Co-dung-la-giai-cap-cong-nhan-hien-nay-khongcon-su.aspx).Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam...Giai cấp nông dân tăng mạnh về mặtsố lượng song lại giảm tỷ trọng trongdân cư. Sự sụt giảm tỷ trọng nông dântrong dân cư phản ánh quá trình chuyểnđổi lao động trong các lĩnh vực phi nôngnghiệp. Ðại hội Hội Nông dân Việt Namlần thứ VI được tổ chức vào ngày 1tháng 7 năm 2013 cho thấy, nông dânchiếm gần 70% dân số cả nước (khoảng63 triệu người trong tổng số khoảng 90triệu người hiện nay), và hơn 50% lự ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mớiBiến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam...BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAMTRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚINGUYỄN VĂN KHÁNH *NGUYỄN TUẤN ANH **Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có nhiều thayđổi. Biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăngmạnh mẽ bất bình đẳng xã hội. Trước thực tế này, yêu cầu đặt ra là phải có chínhsách quản lý, chính sách an sinh và phúc lợi phù hợp nhằm phát triển bền vữngkinh tế - xã hội của đất nước.Từ khóa: Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội.1. Mở đầuSau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tếViệt Nam đã trải qua hai dấu mốc quantrọng trong quá trình phát triển. Thứnhất, năm 2007, Việt Nam trở thànhthành viên chính thức thứ 150 của Tổchức Thương mại Thế giới, mở đầu mộtgiai đoạn hội nhập mới của nền kinh tếViệt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Trênthực tế, nền kinh tế Việt Nam đã giatăng mức độ hội nhập quốc tế, với sựhiện diện của các công ty trên thị trườngtoàn cầu, các công ty đa quốc gia sảnxuất hàng hoá ở Việt Nam, và giao dịchtài chính ngày càng quốc tế hoá. Đồngthời, lao động Việt Nam cũng tiến vàothị trường toàn cầu với việc ngày càngnhiều người Việt Nam đến làm việc tạicác nước trên thế giới. Thứ hai, năm2010, sau 25 đổi mới, Việt Nam từ mộtquốc gia nghèo nhất thế giới với thunhập bình quân đầu người dưới 100 đôla Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhậptrung bình thấp(1).Hai chỉ báo quan trọng này không chỉchứng tỏ sự phát triển vượt bậc, toàndiện của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vựckinh tế, mà còn chứng tỏ rằng xã hội ViệtNam còn đang chuyển biến nhanh chóngvề mặt cấu trúc trong bối cảnh toàn cầuhóa mạnh mẽ hiện nay. Thực tiễn đangđặt ra là phải nhận thức sâu sắc quá trìnhchuyển biến này để có chính sách, giảipháp quản lý phù hợp nhằm giữ vững ổnđịnh xã hội và tiếp tục phát triển đấtnước. Bài viết phân tích nội dung và xuhướng của sự biến đổi này và nêu ra mộtvài gợi ý về mặt chính sách.(1)2. Biến đổi cơ cấu xã hộiCơ cấu xã hội hay cấu trúc xã hội(social structure) là mối quan hệ qua lạicó trật tự giữa các thành tố khác nhaucủa một hệ thống xã hội hay một xãGiáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.(**)Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học khoa họcxã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.(1)The World Bank, Tổng Quan về Việt Nam(http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview).(*)87Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014hội(2). Nói đến cơ cấu xã hội/hay cấutrúc xã hội là đề cập đến cách mà cácnhóm xã hội cơ bản (hay còn gọi là cácbộ phận/các thành phần chủ yếu của mộthệ thống xã hội cụ thể) liên hệ/quan hệvới nhau. Thông thường, khi nói đến cơcấu xã hội, các nhà nghiên cứu chú ýđến các loại cơ cấu xã hội quan trọng/cơbản như: cơ cấu giai cấp, cơ cấu nghềnghiệp, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu lãnhthổ, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo.Biến đổi cơ cấu xã hội hay biến đổicấu trúc xã hội ở Việt Nam trong đổimới rất đáng chú ý, nhất là trên haiphương diện. Thứ nhất là, sự thay đổi vềsố lượng và chất lượng của các nhóm xãhội chủ yếu trong xã hội. Thứ hai là, sựthay đổi của mối quan hệ qua lại giữacác nhóm cơ bản này. Sự thay đổi trênhai phương diện đó phản ánh cơ hộiphát triển, nhất là trong vấn đề nguồnnhân lực, nguồn vốn con người - cơ sởquan trọng nhất của phát triển kinh tế xã hội đất nước.Trong 30 qua, Việt Nam đã từ bỏ nềnkinh tế tập trung quan liêu bao cấp đểxây dựng nền kinh tế nhiều thành phầnđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủđộng, tích cực, hội nhập quốc tế. Quátrình này đã dẫn đến sự thay đổi của cơcấu xã hội. Xét về mặt cơ cấu giai cấpđã có những thay đổi sâu sắc trong tất cảcác thành phần giai cấp, từ giai cấp côngnhân, nông dân, đến tầng lớp trí thức.Giai cấp công nhân đã có nhữngbước phát triển cả về số lượng và chấtlượng. Về mặt số lượng, theo số liệu của88Tổng cục Thống kê, nếu năm 2005, sốlượng người lao động làm việc trong cácloại hình doanh nghiệp trên cả nước chỉkhoảng 6,07 triệu thì con số này tăng lênđến 7,94 triệu năm 2008; 8,70 triệu năm2009; 9,83 triệu năm 2010 và 10,89triệu năm 2011(3). Như vậy, chỉ trongvòng 6 năm, từ năm 2005 đến 2011, sốlao động trong các doanh nghiệp trên cảnước đã tăng gần 5 triệu người. Về mặtchất lượng, công nhân qua đào tạo cótăng lên, nhưng tỷ lệ không lớn. Chỉ tính4 năm, từ 2009 đến 2012, tỷ lệ lao độngtừ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo và đanglàm việc trong nền kinh tế tương ứng là14,8%; 14,6%; 15,4%; và 16,6%(4).Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chỉchiếm khoảng 11% tổng số dân cư củacả nước, nhưng lực lượng này đã làm raphần lớn sản phẩm của xã hội, ước tínhchiếm khoảng 60% tổng sản phẩm xãhội và đóng góp hơn 70% ngân sách nhànước(5). Đó là những chỉ báo minhchứng cho tầm quan trọng của giai cấpcông nhân đối với nền kinh tế Việt Namtrong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa hiện nay.(2)Scott, John and Gordon Marshall (2005),Oxford Dictionary of Sociology, Oxford: OxfordUniversity Press, p. 644.(3)Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thốngkê, NxbThống kê, Hà Nội, tr. 210.(4)Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thốngkê, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.122.(5)Phạm Văn Nhuận (2013) Có đúng là giai cấpcông nhân hiện nay không còn sứ mệnh lịch sử?Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-giai-cap-cong-nhan/2013/24144/Co-dung-la-giai-cap-cong-nhan-hien-nay-khongcon-su.aspx).Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam...Giai cấp nông dân tăng mạnh về mặtsố lượng song lại giảm tỷ trọng trongdân cư. Sự sụt giảm tỷ trọng nông dântrong dân cư phản ánh quá trình chuyểnđổi lao động trong các lĩnh vực phi nôngnghiệp. Ðại hội Hội Nông dân Việt Namlần thứ VI được tổ chức vào ngày 1tháng 7 năm 2013 cho thấy, nông dânchiếm gần 70% dân số cả nước (khoảng63 triệu người trong tổng số khoảng 90triệu người hiện nay), và hơn 50% lự ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam Biến đổi cơ cấu xã hội Cơ cấu xã hội Biến đổi xã hội Phân tầng xã hội Bất bình đẳng xã hộiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 514 4 0 -
Bài giảng Nhập Môn Xã hội học: Bài 10 - Nguyễn Xuân Nghĩa
19 trang 54 0 0 -
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên)
69 trang 46 0 0 -
Giải pháp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
6 trang 45 0 0 -
6 trang 41 0 0
-
Phân tích cơ cấu xã hội - dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng hiện nay và khuyến nghị
8 trang 40 0 0 -
Bất bình đẳng thu nhập và tầng lớp trung lưu ở Việt Nam
8 trang 37 0 0 -
Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam hiện nay
6 trang 37 0 0 -
Bài giảng Xã hội học: Chương 2 - Đặng Hồng Sơn
30 trang 37 0 0 -
Quan niệm của Marx và các nhà xã hội học phương Tây về phân tầng xã hội
0 trang 36 0 0