Biên lãi vay và các yếu tố tác động: Nghiên cứu thực nghiệm tại các nền kinh tế mới nổi
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 787.49 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000-2011 từ báo cáo của World Bank để nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi vay tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi thông qua mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng tác giả phát hiện rằng biên lãi vay có phụ thuộc vào các yếu tố như lạm phát, vốn ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi của dân chúng và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên tác động của các yếu tố yếu đi trong khủng hoảng, trong khi đó vai trò của những yếu tố này tại các quốc gia thuộc nhóm BRICS yếu hơn so với các nền kinh tế mới nổi còn lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biên lãi vay và các yếu tố tác động: Nghiên cứu thực nghiệm tại các nền kinh tế mới nổi KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP BIÊN LÃI VAY VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI Nguyễn Phúc Cảnh* Tóm tắt Lãi thu từ cho vay và lãi chi cho tiền gửi là hai khoản doanh thu và chi phí chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại, vì vậy chênh lệch giữa lãi thu và lãi chi có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi lãi chi cho tiền gửi là bắt buộc thì lãi thu từ cho vay của ngân hàng thương mại chịu nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng, vì vậy ngoài các yếu tố như vĩ mô, tính cạnh tranh trong ngành thì các yếu tố khác thuộc về ngân hàng như vốn, tiền gửi và đặc biệt là rủi ro có ảnh hưởng mạnh đến chênh lệch này. Bài viết sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000 - 2011 từ báo cáo của World Bank để nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi vay tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi thông qua mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng chúng tôi phát hiện rằng biên lãi vay có phụ thuộc vào các yếu tố như lạm phát, vốn ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi của dân chúng và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên tác động của các yếu tố yếu đi trong khủng hoảng, trong khi đó vai trò của những yếu tố này tại các quốc gia thuộc nhóm BRICS yếu hơn so với các nền kinh tế mới nổi còn lại. Từ khóa: Biên lãi vay, cạnh tranh, rủi ro tín dụng. Mã số: 161.250715. Ngày nhận bài: 25/07/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 29/10/2015. Ngày duyệt đăng: 25/11/2015. Abstract Interest income from lending and interest expenses for deposit are important revenue and expense in commercial bank operation, so the difference between interest income and interest expenses has a important role to bank efficiency. While interest expense on deposits is mandatory, the interest incomedepends on many risks, especially credit risk and other factors such as macroeconomics, bank competition, and bank capital. This paper uses data for the 2000 - 2011 period from the report of the World Bank to study the factors that affect the interest margin in 38 emerging countries through panel data estimation.We discovered that the interest margin depends on factors such as inflation, bank capital, thedepositary rate and credit risk. However these impactsare weaker in crisis period, while they are more importantin the countries that are not in BRICS group. Key words: Net interest margin, competition, risk. Paper No. 161.250715. Date of receipt: 25/07/2015. Date of revision: 29/10/2015. Date of approval: 25/11/2015. 1. Dẫn nhập Hoạt động huy động vốn và cho vay được xem là hai hoạt động quan trọng tạo doanh thu và luôn cân nhắc nhiều yếu tố trong ra quyết định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, vì vậy biên lãi vay luôn được xem xét như là yếu tố cốt lõi trong quản trị hoạt động * của ngân hàng thương mại (Brock & Rojas Suarez 2000; Hainz et al. 2014; Saunders & Schumacher 2000). Với nền kinh tế biên lãi vay có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là chi phí vốn đầu vào quan trọng của doanh nghiệp (Hubbard 1997; Stulz ThS, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh; Email: canhnguyen@ueh.edu.vn Soá 78 (12/2015) Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI 3 KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP 1999), trong khi đó lãi suất tiền gửi có ảnh hưởng đến hoạt động tiết kiệm của nền kinh tế (Balassa 2013; Barro & Santomero 1972; Giovannini 1985; Molho 1986). Do đó, ngân hàng trung ương các quốc gia luôn quan tâm và kiểm soát biên lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại (Brock & Suarez 2000; Saunders & Schumacher 2000), bởi vì việc kiểm soát biên lãi suất ở mức phù hợp để đồng thời kích thích người dân tiết kiệm và kích thích người dân vay tiền cho đầu tư và tiêu dùng luôn là vấn đề quan trọng trong điều hành chính sách cũng như giám sát hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đứng về phía ngân hàng thương mại các nhà kinh doanh ngân hàng luôn muốn tìm kiếm lợi nhuận tối đa do đó việc tối đa hóa biên lãi suất lại là lựa chọn trong nhiều tình hướng kinh doanh thực tế (Husted & de Jesus Salazar 2006). Vì vậy việc xem xét và đánh giá các yếu tố tác động đến biên lãi vay của ngân hàng thương mại có ý nghĩa thực tiễn với hoạt động điều hành chính sách của các quốc gia. Thực tế tại các nền kinh tế được xếp vào nền kinh tế mới nổi1 như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động chu chuyển vốn cho nền kinh tế (Goldberg et al. 2000; Goldstein & Turner 1996; Khwaja & Mian 2008), do đó việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi suất của hệ thống ngân hàng càng có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đẩy nền kinh tế thế giới và cả các nền kinh tế mới nổi qua nhiều giai đoạn khó khăn, trong đó hệ 1 4 thống ngân hàng đối mặt với vấn đề về cả hiệu quả hoạt động lẫn rủi ro (Blundell-Wignall et al. 2008; Ivashina & Scharfstein 2010) thì việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi suất càng có ý nghĩa hơn trong việc hoạch định chính sách ở các quốc gia này. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính quan trọng trong việc chu chuyển vốn cho nền kinh tế cho nên biên lãi vay trước tiền chịu ảnh hưởng bởi mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại. Trong đó, với các khoản lãi chi trả cho tiền gửi gần như chắc chắn ngân hàng thương mại phải chi, trong khi đó các khoản lãi thu từ tín dụng không chỉ phụ thuộc vào lãi suất đưa ra mà còn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng, tức là phụ thuộc vào rủi ro tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại (Kwan & Eisenbeis 1997; Mester 1996). Chi tiết hơn, lãi chi cho tiền gửi phụ thuộc lớn vào mức lãi suất tiền gửi và quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại do đó khoản chi này phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trường tiền gửi, tuy nhiên mức lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau lại còn phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của từng ngân hàng đó do đó lãi suất tiền gửi phụ thuộc v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biên lãi vay và các yếu tố tác động: Nghiên cứu thực nghiệm tại các nền kinh tế mới nổi KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP BIÊN LÃI VAY VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI Nguyễn Phúc Cảnh* Tóm tắt Lãi thu từ cho vay và lãi chi cho tiền gửi là hai khoản doanh thu và chi phí chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại, vì vậy chênh lệch giữa lãi thu và lãi chi có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi lãi chi cho tiền gửi là bắt buộc thì lãi thu từ cho vay của ngân hàng thương mại chịu nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng, vì vậy ngoài các yếu tố như vĩ mô, tính cạnh tranh trong ngành thì các yếu tố khác thuộc về ngân hàng như vốn, tiền gửi và đặc biệt là rủi ro có ảnh hưởng mạnh đến chênh lệch này. Bài viết sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000 - 2011 từ báo cáo của World Bank để nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi vay tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi thông qua mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng chúng tôi phát hiện rằng biên lãi vay có phụ thuộc vào các yếu tố như lạm phát, vốn ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi của dân chúng và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên tác động của các yếu tố yếu đi trong khủng hoảng, trong khi đó vai trò của những yếu tố này tại các quốc gia thuộc nhóm BRICS yếu hơn so với các nền kinh tế mới nổi còn lại. Từ khóa: Biên lãi vay, cạnh tranh, rủi ro tín dụng. Mã số: 161.250715. Ngày nhận bài: 25/07/2015. Ngày hoàn thành biên tập: 29/10/2015. Ngày duyệt đăng: 25/11/2015. Abstract Interest income from lending and interest expenses for deposit are important revenue and expense in commercial bank operation, so the difference between interest income and interest expenses has a important role to bank efficiency. While interest expense on deposits is mandatory, the interest incomedepends on many risks, especially credit risk and other factors such as macroeconomics, bank competition, and bank capital. This paper uses data for the 2000 - 2011 period from the report of the World Bank to study the factors that affect the interest margin in 38 emerging countries through panel data estimation.We discovered that the interest margin depends on factors such as inflation, bank capital, thedepositary rate and credit risk. However these impactsare weaker in crisis period, while they are more importantin the countries that are not in BRICS group. Key words: Net interest margin, competition, risk. Paper No. 161.250715. Date of receipt: 25/07/2015. Date of revision: 29/10/2015. Date of approval: 25/11/2015. 1. Dẫn nhập Hoạt động huy động vốn và cho vay được xem là hai hoạt động quan trọng tạo doanh thu và luôn cân nhắc nhiều yếu tố trong ra quyết định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, vì vậy biên lãi vay luôn được xem xét như là yếu tố cốt lõi trong quản trị hoạt động * của ngân hàng thương mại (Brock & Rojas Suarez 2000; Hainz et al. 2014; Saunders & Schumacher 2000). Với nền kinh tế biên lãi vay có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là chi phí vốn đầu vào quan trọng của doanh nghiệp (Hubbard 1997; Stulz ThS, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh; Email: canhnguyen@ueh.edu.vn Soá 78 (12/2015) Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI 3 KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP 1999), trong khi đó lãi suất tiền gửi có ảnh hưởng đến hoạt động tiết kiệm của nền kinh tế (Balassa 2013; Barro & Santomero 1972; Giovannini 1985; Molho 1986). Do đó, ngân hàng trung ương các quốc gia luôn quan tâm và kiểm soát biên lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại (Brock & Suarez 2000; Saunders & Schumacher 2000), bởi vì việc kiểm soát biên lãi suất ở mức phù hợp để đồng thời kích thích người dân tiết kiệm và kích thích người dân vay tiền cho đầu tư và tiêu dùng luôn là vấn đề quan trọng trong điều hành chính sách cũng như giám sát hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đứng về phía ngân hàng thương mại các nhà kinh doanh ngân hàng luôn muốn tìm kiếm lợi nhuận tối đa do đó việc tối đa hóa biên lãi suất lại là lựa chọn trong nhiều tình hướng kinh doanh thực tế (Husted & de Jesus Salazar 2006). Vì vậy việc xem xét và đánh giá các yếu tố tác động đến biên lãi vay của ngân hàng thương mại có ý nghĩa thực tiễn với hoạt động điều hành chính sách của các quốc gia. Thực tế tại các nền kinh tế được xếp vào nền kinh tế mới nổi1 như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động chu chuyển vốn cho nền kinh tế (Goldberg et al. 2000; Goldstein & Turner 1996; Khwaja & Mian 2008), do đó việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi suất của hệ thống ngân hàng càng có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đẩy nền kinh tế thế giới và cả các nền kinh tế mới nổi qua nhiều giai đoạn khó khăn, trong đó hệ 1 4 thống ngân hàng đối mặt với vấn đề về cả hiệu quả hoạt động lẫn rủi ro (Blundell-Wignall et al. 2008; Ivashina & Scharfstein 2010) thì việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi suất càng có ý nghĩa hơn trong việc hoạch định chính sách ở các quốc gia này. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính quan trọng trong việc chu chuyển vốn cho nền kinh tế cho nên biên lãi vay trước tiền chịu ảnh hưởng bởi mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại. Trong đó, với các khoản lãi chi trả cho tiền gửi gần như chắc chắn ngân hàng thương mại phải chi, trong khi đó các khoản lãi thu từ tín dụng không chỉ phụ thuộc vào lãi suất đưa ra mà còn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng, tức là phụ thuộc vào rủi ro tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại (Kwan & Eisenbeis 1997; Mester 1996). Chi tiết hơn, lãi chi cho tiền gửi phụ thuộc lớn vào mức lãi suất tiền gửi và quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại do đó khoản chi này phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trường tiền gửi, tuy nhiên mức lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau lại còn phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của từng ngân hàng đó do đó lãi suất tiền gửi phụ thuộc v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Kinh tế đối ngoại Biên lãi vay Nghiên cứu thực nghiệm Nền kinh tế mới nổi Lãi thu từ cho vay Rủi ro tín dụngTài liệu có liên quan:
-
12 trang 354 0 0
-
102 trang 339 0 0
-
Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM) tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
12 trang 262 2 0 -
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 262 1 0 -
13 trang 211 1 0
-
78 trang 158 0 0
-
14 trang 145 0 0
-
15 trang 142 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA
21 trang 136 0 0 -
10 trang 135 0 0