
Biểu hiện chính của suy tim
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu hiện chính của suy tim Biểu hiện chính của suy tim1. Khó thở khi gắng sức:Khó thở ở đây có nghĩa là người bệnh phải khó nhọc hơn bình thường mới thởđược. Có người dùng những từ khác để chỉ triệu chứng khó thở như hụt hơi, ngắnhơi, thở gấp, tức thở. Người ngoài nhìn cũng thấy bệnh nhân thở nhanh hơn, nônghơn và có vẻ khó nhọc hơn.Đây là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim.Khi suy tim mới bắt đầu, chỉ khi nào hoạt động nặng, khi nào gắng sức mới khóthở, vì thế gọi là khó thở gắng sức. Tất nhiên người bình thường cũng thấy khó thởkhi làm nặng, những người suy tim dễ bị khó thở hơn nhiều. Dần dần suy tim càngnặng bao nhiêu thì người bệnh càng khó thở nhiều, thậm chí có người chỉ bước lênvài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thởcả khi ngồi nghỉ không làm gì cả.Người bệnh nên chú ý nhận xét xem mình gắng sức đến mức nào thì bắt đầu khóthở, để đánh giá mức độ khó thở.Khó thở độ 1: chỉ khó thở khi đi nhanh (rảo bước) hoặc lên dốc.Khó thở độ 2: khó thở cả khi đi đ ường bằng, cùng tốc độ, với những người cùngtuổi.Khó thở độ 3: đi đường bằng, một mình, cũng phải ngừng lại để thở sau từngquãng.Khó thở độ 4: chỉ cần tự tắm rửa hoặc tự mình mặc quần áo cũng khó thở.Có thể theo bảng trên để tự đánh giá kết quả điều trị. Nếu trước khi điều trị khóthở độ 3 chẳng hạn, mà sau dùng thuốc khó thở “xuống” độ 2, thì tức là bệnh đỡ,chữa kết quả tốt. Nhưng nếu khó thở “lên độ” thì phải xem lại cách điều trị.Nên chú ý rằng “gắng sức” ở đây chỉ tính đến những gắng sức về thể lực như lêndốc, mang vác nặng, chạy nhảy, đi ngược gió,v.v.. Đó là những gắng sức tiêu thụnhiều oxy. Các gắng sức về trí óc như suy nghĩ tìm cách giải quyết một vấn đề gì,tập trung tư tưởng học tập, lo lắng vì kinh tế khó khăn thì không đòi hỏi nhiều oxynên cũng không gây khó thở và suy tim.Khó thở như vậy tất nhiên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người suy tim.Tuỳ theo ảnh hưởng ít hay nhiều, người ta xếp các bệnh nhân tim làm 4 loại (theoHội tim New York):Bệnh nhân tim loại I: tuy có bệnh tim, nhưng người bệnh chưa thấy triệu chứng gìcủa suy tim dù lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, sinh hoạt hàng ngày vẫn bìnhthường, chưa bị ảnh hưởng. Có thể coi là suy tim tiềm tàng.Bệnh nhân tim loại II: sinh hoạt hàng ngày đã bị ảnh hưởng nhẹ, nghỉ ngơi thìkhông có triệu chứng gì, nhưng hoạt động thường nhật đã thấy khó thở. Có thể gọilà suy tim nhẹ.Bệnh nhân tim loại III: sinh hoạt bị ảnh hưởng mức độ trung bình, nghĩa là nghỉngơi vẫn không có triệu chứng gì, nhưng chỉ hoạt động nhẹ hơn thường nhật đãthấy khó thở rồi. Đây là suy tim trung bình.Bệnh nhân tim loại IV: sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều, cả khi nghỉ ngơi cũng thấykhó thở, chỉ làm được những việc rất nhẹ. Suy tim ở đây được coi là nặng.Cách xếp loại như trên được công nhận rộng rãi, nhiều thầy thuốc áp dụng. Vì nóđơn giản dễ nhớ, người bệnh có thể tự mình nhận định lấy, giúp cho thầy thuốcchữa tốt hơn. Hội tim mạch Việt Nam cũng khuyến cáo nên theo cách xếp loạinày.Cũng nên hiểu qua tại sao suy tim lại làm bệnh nhân khó thở? Vì “bơm” tim bịyếu, không hút được máu từ phổi về, nên phổi bị ứ huyết, nhiều dịch thấm từ maomạch phổi ra khoảng gian bào (giữa các tế bào phổi). Do đó phổi mất tính đàn hồitrở nên cứng đờ, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra đểkhông khí lọt vào được. Như vậy chúng vừa phải làm việc nhiều hơn, mà lại chỉnhận được ít oxy hơn, cũng do suy tim, nên chóng mệt hơn.Triệu chứng khó thở này rất đặc trưng cho suy tim, nhưng lại làm cho bệnh nhânvà đôi khi cho cả thầy thuốc ít kinh nghiệm nữa tưởng là do bệnh phổi và đi khámlao hoặc khám hen. Chúng tôi đã gặp nhiều bệnh nhân đã đi “vái tứ phương” nhấtlà “phương” bệnh viện lao, bệnh viện phổi, bệnh viện dị ứng, cuối cùng mới đến“phương” đúng là bệnh viện tim mạch!2. Khó thở khi nằm:Triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn, sau một thời gian khó thở gắng sứcnhư đã tả ở trên.Những bệnh nhân này ban ngày đứng, ngồi, thậm chí đi lại, cũng không thấy khóthở. Nhưng ban đêm, cứ nằm ngửa một lúc, là thấy khó thở. Có khi đã ngủ mộtgiấc rồi, chợt thức giấc vì khó thở, phải ngồi dậy mới chịu được. Ngồi một lúc đỡkhó thở, lại nằm xuống ngủ tiếp để rồi có thể một lúc sau lại khó thở và tỉnh dậy.Cứ như thế có khi vài lần trong đêm, cứ nằm ngửa là khó thở, ngồi dậy lại dễ chịu.Những trường hợp điển hình, khó thở lại kèm ho nữa, bệnh nhân càng bị thức giấcnhiều.Vì vậy, những bệnh nhân rút kinh nghiệm, đi ngủ gối đầu rất cao, có khi phải 3 -4cái gối mới ngủ được. Hoặc dùng cái chăn, tấm gỗ kê cho thân người cao lên mớidễ chịu. Nhưng khi gối bị tuột đi, người lại trượt xuống tư thế nằm ngang, thì khóthở lại quay trở lại.Nặng hơn nữa, có bệnh nhân phải ngủ ngồi tr ên ghế bành, để người nhà nâng đỡsuốt đêm, hoặc phải quỳ chống hai tay lên giường mới chịu được (nằm phủ phục).Sở dĩ bệnh nhân khó thở khi nằm ngang, vì lúc đó ngực ở thấp, máu càng ứ đọng ởphổi nhiều hơn, làm phổi càng kém co giãn, cơ thở càng “vất vả”. Thêm vào đó,khi nằm ngang, cơ hoành cũng bị các tạng trong bụng đẩy lên, chèn ép thêm vàohai phổi nữa.Trong nhiều trường hợp, khi suy tim nặng lên, bệnh nhân lại có thể nằm ngangđược. Đó là vì khi đó máu ứ đọng thêm ở gan và các phủ tạng khác, ở cả hệ tĩnhmạch nữa, nên đỡ gánh nặng cho phổi, và bệnh nhân dễ thở hơn.3. Cơn khó thở đêm:Người bệnh đang ngủ, bỗng nhiên lên một cơn khó thở dữ dội, ngồi dậy thõng haichân cũng không đỡ. Thường lại kèm thêm ho và thở rít, người ngoài nghe bằngtai thường cũng thấy “cò cử” như ở người hen. Cho nên có người dùng chữ hentim để chỉ những cơn khó thở do suy tim này. Còn phù phổi cấp cũng gần giốnghen tim nhưng nặng hơn nhiều, không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.Cơn khó thở này là do ban đêm, trung tâm điều khiển hô hấp bị giảm sút, oxytrong máu bị hạ thấp. Không những thế, sức bóp của tim ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu có liên quan:
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
38 trang 186 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 170 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 160 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 117 0 0 -
40 trang 116 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 101 0 0 -
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 83 0 0 -
40 trang 76 0 0
-
39 trang 71 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 58 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 50 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 47 0 0 -
16 trang 44 0 0
-
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 42 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
33 trang 41 0 0