Danh mục tài liệu

Bộ ba Thế Lữ - Song Kim Nguyễn Huy Tưởng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.79 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong số các cựu học sinh trường Bonnal, Hải Phòng hồi những năm 20 của thế kỷ trước, có lẽ Thế Lữ là người thành danh sớm nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ ba Thế Lữ - Song Kim Nguyễn Huy Tưởng Bộ ba Thế Lữ - Song Kim -Nguyễn Huy TưởngTrong số các cựu học sinh trường Bonnal, Hải Phòng hồi nhữngnăm 20 của thế kỷ trước, có lẽ Thế Lữ là người thành danh sớmnhất. Tốt nghiệp bậc Thành chung năm 1928 khi vừa tròn 21 tuổi,chàng bạch diện thư sinh thi tiếp vào trường Cao đẳng Mỹ thuậtnhưng chỉ học một năm thì bỏ. Để rồi tìm đến thi ca với những thiphẩm không vương bụi trần làm mê lòng bao người yêu cái đẹpthoát tục. Để rồi đến năm 1934, khi mới 27 tuổi, đã tự lập chomình một thương hiệu trên báo giới: Lê Ta, người giữ chuyênmục thơ nổi tiếng sành sỏi trên Phong hóa, cơ quan của Tự lựcVăn đoàn…Dễ hiểu vì sao thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo lại tự hào về người tròcưng này của mình đến thế. Một ngày cuối năm 1934, khi lứa họctrò đàn em hỏi chuyện thầy về bậc đàn anh Nguyễn Thứ Lễ, tứcThế Lữ, rằng trước đấy thầy có đoán được tương lai sán lạn củachàng không, thì thầy đã chẳng ngại ngần trả lời: Có chứ, thầy đãnhận thấy ngay thiên bẩm của trò Lễ, cũng như trò Hiền, các anhấy chịu học lắm, học giỏi lắm (Hiền là Vũ Văn Hiền, cũng là cựuhọc trò Bonnal, về sau trở thành luật sư nổi tiếng, có chân trongnội các Trần Trọng Kim).Trong số những trò đến hầu chuyện thầy Tảo hôm ấy, có cha tôi– nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tương lai. Cha tôi sinh năm 1912,thua Thế Lữ năm tuổi; tốt nghiệp Thành chung năm 1932, sauThế Lữ bốn năm. Bốn, năm năm trong cuộc đời người ta khôngphải là nhiều, nhưng vào thời điểm đó, cha tôi còn kém ông ThếLữ về nhiều phương diện. Năm 1934, khi Thế Lữ đã là một nhàthơ, một nhà báo có tên tuổi, thì cha tôi còn là một người vô danh“trong bóng tối” (chữ dùng của chính ông); khi Thế Lữ đã là ngườicầm cân nảy mực trên thi đàn, thì cha tôi còn đang tập làm thơhòng dự thi báo Phong hóa nơi thi sĩ là một chủ soái. Từ đó đếnđầu những năm 40, cha tôi vẫn thường hay trở đi trở lại ý địnhtìm đến Thế Lữ để nhờ ông này đọc thơ chỉ bảo cho, hoặc, nếuđược, nhờ thi sĩ viết đề tựa cho tập thơ Nhất điểm linh đài ôngđang khao khát xuất bản. Chỉ đến khi chuyển hẳn sang viết kịchvà tiểu thuyết, cha tôi mới quên đi được nỗi ám ảnh Thế Lữ. Thếrồi ông gia nhập Văn hóa cứu quốc, quyết đem ngòi bút phụng sựcho lý tưởng mà ông giác ngộ, với một định hướng dứt khoát“dân tộc, đại chúng, khoa học”. Ông chẳng còn vướng bận vớinhững vần thơ thoát tục, của mình cũng như của người, dùchúng có sức cám dỗ đến thế nào...Cách mạng tháng Tám thành công. Sau những mày mò lúng túngban đầu, chỉ ít tháng sau cha tôi đã có vở kịch Bắc Sơn, đượccông diễn trên sân khấu Nhà hát lớn thủ đô đầu tháng 4-1946.Thành công của đêm diễn đã có giá trị khích lệ rất nhiều, khôngnhững cho công chúng đang đòi hỏi những tác phẩm sân khấuxứng đáng với nền độc lập đã giành được, mà trước hết là chochính cha tôi, người có trách nhiệm cùng các đồng chí của mìnhxây dựng một nền văn học nghệ thuật mới. Chắc chắn ông đã rấttự hào khi đọc những lời khen của công luận, đại loại như “vởkịch Bắc Sơn có thể xứng đáng là một chấm mạnh, cảnh tỉnh chonhững ai còn nghi ngờ kịch cách mạng”, hay “Kịch Bắc Sơn làmột vở sáng tác... Bắc Sơn là một vở kịch cách mạng mà khôngcó tính cách tuyên truyền”...Tuy nhiên, cha tôi là một nhà văn có đủ tố chất nghệ sĩ để biếtnghi ngờ mọi hào quang; ông đặc biệt chú trọng ý kiến của giớichuyên môn, hoặc chí ít, của những người thực sự có tri thức vàóc phê phán. Nhật ký những ngày này của ông còn ghi lại câu nóikháy rất đau của một trí thức bạn ông, bác sĩ Phạm Ngọc Khuê:“Một thằng bị giam muốn cho nó chết chỉ việc cho nó đọc báo mặttrận” (nhật ký 24-5-1946). Thế nên, dù đã có Bắc Sơn nổi đìnhđám, ông vẫn cảm thấy trợn trợn khi chưa rõ thái độ của nhữngnhà văn, nhà hoạt động sân khấu ngoài đoàn thể. Không biết cóphải do “tự kỷ ám thị” không, nhưng rõ ràng nhật ký của ông ngày17-7-1946 có một câu khá tự ti: “Cảm thấy sự khinh bỉ ngấmngầm trong những phe: Tuân, Thế Lữ, Chu Ngọc”. Lúc này, ThếLữ vừa cùng ban kịch Anh Vũ với những người bạn chí cốtNguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Văn Chung... và người bạnđời Song Kim trở về Hà Nội sau chuyến lưu diễn khắp các tỉnh từHà Nội đến Quy Nhơn. Nhập vào không khí cách mạng tưngbừng ở thủ đô, đoàn kịch đã mau chóng xây dựng kịch mục chonhững tháng ngày tới. Trong số đó có vở Đề Thám của LưuQuang Thuận. Một ngày cuối tháng 7, cha tôi được đạo diễn ThếLữ mời đến nhà Minh Đức để họp bàn về việc diễn vở này. Tráivới e ngại ban đầu của cha tôi, ông đã gây được cảm tình; thậmchí có người còn cho rằng ông đã “hoàn toàn dám bỏ cái cũ”, ýnói về vở Bắc Sơn của ông. Có thể nói từ đây bắt đầu sự cộngtác cảm động giữa hai gương mặt của sân khấu kịch nói ViệtNam hồi đầu những năm cách mạng và kháng chiến: Thế Lữ vàNguyễn Huy Tưởng...Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, cặp vợ chồng Thế Lữ -Song Kim tản cư về Hà Đông, đến sau Tết Đinh Hợi 1947 thìđược liên lạc Nguyễn Văn Mãi đón lên Xuân Áng thuộc huyện HạHòa, Phú Thọ. Nữ nghệ sĩ Song Kim nhớ lại: “Tới Xuân Áng, đãthấy nhiều anh chị em văn nghệ từ nhiều ngả đường vui vẻ tậptrung về: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Ngọc Vân, Hoài Thanh, NgôHuy Quỳnh, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Khang, MaiVăn Hiến, Thanh Tịnh, Trần Huyền Trân... Chúng tôi ở rải ráctrong các nhà đồng bào, nhưng vẫn quây quần gần nhau làmthành một “trại văn hóa kháng chiến” (Cuộc đời sân khấu củachúng tôi; Nxb Văn hóa; 1983). Cũng theo cuốn hồi ký của SongKim, bấy giờ đời sống của hai vợ chồng bà gặp rất nhiều khókhăn, có thể nói thuộc dạng nghèo nhất trong nhóm anh em vănnghệ sĩ cùng đi. Hàng tháng, Thế Lữ được trợ cấp một món tiềnnhỏ, nhưng không đủ. Nữ nghệ sĩ phải cùng cô con gái nuôi điđong lúa của đồng bào rồi giã, dần, sàng thành gạo làm bánhcuốn, bánh nếp bán cho đồng bào tản cư và anh em trong trạivăn hóa. Nhưng ông bà không lúc nào nguôi dự định làm kịchtrong kháng chiến, cũng như cha tôi không lúc nào buông lơi cây ...