
Bugi ôtô
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bugi ôtô Bugi ôtôBugi bao gồm có chức năng chính là đốt cháy hỗn hợp khí/nhiên liệu và truyềnnhiệt từ buồng đốtM ô tảĐiện thế cao trong cuộn thứ cấp làm phát sinh ra tia lửa giữa điện cực trung tâm vàđiện cực nối đất của bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu đã được néntrong xy-lanh.Cơ cấu đánh lửaSự nổ của hỗn hợp không khí-nhiên liệu do tia lửa từ bugi được gọi chung là sựbùng cháy.Tuy nhiên, sự bùng cháy không phải xẩy ra tức khắc, mà diễn ra như sau.Tia lửaxuyên qua hỗn hợp không khí-nhiên liệu từ điện cực trung tâm đến điện cực tiếpđất. Kết quả là phần hỗn hợp không khí-nhiên liệu dọc theo tia lửa bị kích hoạt,phản ứng hoá học (ôxy hoá) xảy ra, và sản sinh ra nhiệt để hình thành cái gọi là“nhân ngọn lửa”. Nhân ngọn lửa này lại kích hoạt hỗn hợp không khí-nhiên liệubao quanh, và phần hỗn hợp này lại kích hoạt chung quanh nó. Cứ như thế nhiệtcủa nhân ngọn lửa được mở rộng ra trong một quá trình được gọi là lan truyềnngọn lửa để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.Nếu nhiệt độ của các điện cựcquá thấp hoặc khe hở giữa các điện cực quá nhỏ, các điện cực sẽ hấp thụ nhiệt toảra từ tia lửa. Kết quả là nhân ngọn lửa bị tắt và động cơ không nổ.Hiện tượng nàyđược gọi là sự dập tắt điện cực. Nếu hiệu ứng dập tắt điện cực này lớn thì nhânngọn lửa sẽ bị tắt. Điện cực càng bé thì hiệu ứng dập tắt càng nhỏ. Và điện cựccàng vuông thì càng dễ phóng điện. Một số bugi có rãnh chữ “U” trong điện cựctiếp đất, hoặc rãnh chữ “V” trong điện cực trung tâm để tăng độ đánh lửa. Nhữngbugi này có hiệu ứng dập tắt thấp hơn các bugi không có rãnh trong điện cực;chúng cho phép hình thành những nhân ngọn lửa lớn. Ngoài ra, một số bugi còngiảm hiệu ứng dập tắt bằng cách sử dụng những điện cực mảnh.Đặc tính đánh lửaCác yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến hiệu quả đánh lửa của bugi:1. Hình dáng điện cực và đặc tính phóng điệnCác điện cực tròn khó phóng điện, trong khi đó các điện cực vuông hoặc nhọn lạidễ phóng điện. Qua quá trình sử dụng lâu dài, các điện cực bị làm tròn dần và trởnên khó đánh lửa. Vì vậy, cần phải thay thế bugi. Các buji có điện cực mảnh vànhọn thì phóng điện dễ hơn. Tuy nhiên, những điện cực như thế sẽ chóng mòn vàtuổi thọ của bugi sẽ ngắn hơn. Vì thế, một số bugi có các điện cực được hàn đắpplatin hoặc iridium để chống mòn. Chúng được gọi là các bugi có cực platin hoặciridium.Chú ýKhoảng thời gian thay thế bugiKiểu bugi thông thường: sau 10.000 đến 60.000 kmKiểu có điện cực platin hoặc iridium: sau 100.000 đến 240.000 kmKhoảng thời gian thay bugi có thể thay đổi tuỳ theo kiểu xe, đặc tính động cơ, vànước sử dụng.2. Khe hở điện cực và điện áp yêu cầuKhi bugi bị ăn mòn thì khe hở giữa các điện cực tăng lên, và động cơ có thể bỏmáy. Khi khe hở giữa cực trung tâm và cực tiếp đất tăng lên, sự phóng tia lửa giữacác điện cực trở nên khó khăn. Do đó, cần có một điện áp lớn hơn để phóng tia lửa.Vì vậy cần phải định kỳ điều chỉnh khe hở điện cực hoặc thay thế bugi.Chú ý- Nếu có thể cung cấp đủ điện áp cần thiết cho dù khe hở điện cực tăng lên thì bugisẽ tạo ra tia lửa mạnh, mồi lửa tốt hơn. Vì thế, trên thị trường có những bugi cókhe hở rộng đến 1,1 mm.- Các bugi có điện cực platin hoặc iridium không cần điều chỉnh khe hở vì chúngkhông bị mòn (chỉ cần thay thế).Vùng nhiệtNhiệt lượng do một bugi bức xạ ra thay đổi tuỳ theo hình dáng và vật liệu của bugi.Nhiệt lượng bức xạ đó được gọi là vùng nhiệt.Kiểu bugi phát xạ ra nhiều nhiệt được gọi là kiểu bugi lạnh, bởi vì nó không bịnóng lên nhiều. Kiểu bugi phát xạ ít nhiệt được gọi là kiểu nóng, vì nó giữ lại nhiệt.Mã số của bugi được in trên bugi, nó mô tả cấu tạo và đặc tính của bugi. Mã số cókhác nhau đôi chút, tuỳ theo nhà chế tạo. Thông thường, con số vùng nhiệt cànglớn thì bugi càng lạnh vì nó phát xạ nhiệt tốt.Bugi làm việc tốt nhất khi nhiệt độ tối thiểu của điện cực trung tâm nằm trongkhoảng nhiệt độ tự làm sạch: 450o C, và nhiệt độ tự bén lửa: 950oC. Vùng nhiệtthích hợp của bugi thay đổi tuỳ theo kiểu xe. Việc lắp một bugi có vùng nhiệt khácđi sẽ gây nhiễu cho nhiệt độ tự làm sạch và nhiệt độ tự bén lửa. Để ngăn ngừa hiệntượng này, cần sử dụng kiểu bugi đã quy định để thay thế. Sử dụng bugi lạnh khiđộng cơ chạy với tốc độ và tải trọng thấp sẽ làm giảm nhiệt độ của điện cực và làmcho động cơ chạy không tốt. Sử dụng bugi nóng khi động cơ chạy với tốc độ và tảitrọng cao sẽ làm cho nhiệt độ của điện cực tăng cao, làm chảy điện cực1. Nhiệt độ tự làm sạchKhi bugi đạt đến một nhiệt độ nhất định, nó đốt cháy hết các muội than đọng trênkhu vực đánh lửa, giữ cho khu vực này luôn sạch. Nhiệt độ này được gọi là nhiệtđộ tự làm sạch. Tác dụng tự làm sạch của bugi xảy ra khi nhiệt độ của điện cựcvượt quá 450o C. Nếu các điện cực chưa đạt đến nhiệt độ tự làm sạch này thì muộithan sẽ tích luỹ trong khu vực đánh lửa của bugi. Hiện tượng này có thể làm chobugi không đánh lửa được tốt.2. Nhiệt độ tự bén lửaNếu bản thân bugi trở thành nguồn nhiệt và đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệumà không cần đánh lửa, thì hiện tượng này được gọi là “nhiệt độ tự bén lửa”. Hiệntượng tự bén lửa xảy ra khi nhiệt độ của điện cực vượt quá 950 o C. Nếu nó xuấthiện, công suất của động cơ sẽ giảm sút vì thời điểm đánh lửa không đúng, và cácđiện cực hoặc píttông có thể bị chảy từng phầnBugi có cực platin hoặc iriđiTrên các bugi kiểu này, điện cực trung tâm và điện cực tiếp đất được phủ một lớpmỏng platin hoặc iriđi. Vì vậy, tuổi thọ của những bugi này dài hơn bugi thôngthường. Vì platin và iriđi chống được ăn mòn nên điện cực trung tâm có thể vẫnnhỏ, tạo điều kiện đánh lửa tốt.1. Bugi có cực platinTrong loại bugi này, platin được hàn đắp lên đầu điện cực trung tâm và điện cựctiếp đất. Đường kính của điện cực trung tấm nhỏ hơn so với bugi thông thường.2. Bugi có cực iriđiTrong loại buji này, iriđi (có khả năng chống ăn mòn cao hơn platin) được hàn đắplên đầu điện cực trung tâm và điện cực tiếp đất. Đường kính điện cự ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Động cơ xăng động cơ diesel kỹ thuật ô tô hệ thống bơm xăng Cơ cấu xu páp hệ thống bôi trơnTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 5
74 trang 349 0 0 -
BÁO CÁO THỰC TẾ BUỔI THAM QUAN MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ Ở XƯỞNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
7 trang 224 0 0 -
Thiết bị kiểm tra khí thải - Máy kiểm tra khí thải MDO 2 LON
5 trang 156 6 0 -
Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
76 trang 143 1 0 -
Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 9
18 trang 140 0 0 -
Điều chỉnh các khe hở bánh răng
4 trang 134 2 0 -
66 trang 116 0 0
-
Đề tài Tìm HiỂu HỆ ThỐng Nhiên LiỆu Động Cơ Xăng ZIL-130
27 trang 113 0 0 -
13 trang 113 0 0
-
29 trang 105 1 0
-
14 trang 102 0 0
-
Tiểu luận: Đồ án động cơ đốt trong
43 trang 100 0 0 -
Đề tài : Tìm hiểu quá trình đại tu động cơ và các hệ thống trên ôtô
28 trang 99 2 0 -
Giáo trình Hệ thống điện động cơ
202 trang 80 0 0 -
Giáo trình Động cơ diesel 1 (Ngành: Khai thác máy tàu thủy) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
88 trang 74 0 0 -
100 trang 67 0 0
-
67 trang 64 0 0
-
181 trang 63 0 0
-
Giáo trình Thực tập động cơ cơ bản (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
154 trang 60 0 0 -
Thiết bị kiểm tra và chuẩn đoán độ trượt ngang Model Minc
7 trang 59 0 0