![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Bướu giáp - Mổ hay không mổ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 231.23 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu bướu giáp - mổ hay không mổ, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bướu giáp - Mổ hay không mổ Bướu giáp - Mổ hay không mổ Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở vùng trước cổ. Tuyếngiáp có vai trò quan trọng trong việc điều hoà năng lượng của cơ thể, ảnh hưởngđến các hoạt động của các cơ quan như tim mạch, thần kinh, nội tiết, trí óc,chuyển hoá thức ăn… I. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA TUYẾN GIÁP 1. Bệnh bướu giáp đơn thuần Đây là bệnh lý thường gặp nhất (80%). Nguyên nhân bệnh chủ yếu do thiếuiôt. Biểu hiện: bướu giáp lan tỏa (tuyến giáp lớn) và bướu giáp nhân (có một hoặcnhiều nhân) 2. Bướu cường giáp: Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20-45. Nguyênnhân thường thấy là bệnh basedow với bướu giáp mạch lan tỏa kèm lồi mắt hoặckhông, số còn lại là cường giáp với bướu giáp đa nhân hóa độc 3. Hội chứng cường giáp: run tay, tim đập nhanh, hồi hộp, ăn nhiều màgầy, hay nóng tính bất thường 4. Ung thư giáp: Biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm giống như bướu giáp đơnthuần. Bệnh thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi, ở nhóm bệnh nhân cóbướu giáp đơn nhân. Tuy nhiên ở bệnh nhân cường giáp, bướu giáp đa nhân vàbướu giáp lan tỏa... cũng có tỷ lệ nhỏ bị ung thư giáp. Ở giai đoạn muộn, bệnhnhân có khàn tiếng không hồi phục 5. Suy giáp: do rối loạn chuyển hóa dẫn đến suy chức năng giáp. Suy giápbẩm sinh do thiếu men tổng hợp kích tố giáp. Suy giáp còn gặp do tai biến điều trịthuốc kháng giáp, sau phẫu thuật bướu giáp, hoặc sau điều trị iôt đồng vị phóngxạ. II. BƯỚU GIÁP LOẠI NÀO MỚI MỔ? Với bướu giáp đơn thuần thể phình giáp lan tỏa, bệnh nhân chỉ cần điều trịbằng thuốc sẽ cho kết quả rất tốt. Riêng bướu giáp đơn thuần đơn nhân hoặc đanhân nếu điều trị thuốc sáu tháng không hiệu quả mới phải mổ. Thông thường,bệnh nhân phát hiện bướu sớm, đi khám bệnh ngay sẽ có kết quả tốt hơn vì để lâuquanh nhân sẽ có vùng xơ hóa không đáp ứng thuốc. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị bướu giáp nhân sẽ phải mổ sớm - dù chưađiều trị nội khoa hoàn tất - khi bướu có biến chứng gây chèn ép, khó thở, bướu lớnnhanh, bướu xuất huyết trong lòng bướu, bệnh nhân lớn tuổi có khàn tiếng chưaloại trừ ung thư - Lưu ý ở các em gái trong tuổi dậy thì (12-18 tuổi) hoặc phụ nữ có thai,tuyến giáp hơi lớn ra dạng phình giáp lan tỏa là hiện tượng sinh lý, hoàn toànkhông có chỉ định mổ. III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ - Bướu cường giáp: điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng giáp tổng hợp,thuốc tim mạch, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và trở về trạng thái bìnhthường. Thời gian điều trị khoảng 12-18 tháng, thường cho kết quả rất tốt đối vớibệnh cường giáp mà bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc tuyến giáp còn trong kích thướcbình thường. Tuy nhiên, đối với bệnh cường giáp mà bướu giáp nhân hoặc tuyếngiáp lớn độ 2, độ 3, sau khi điều trị nội khoa ổn định (lên cân, hết run tay, hết hồihộp; tim đập bình thường, mạch hết nhanh) nên phối hợp với phẫu thuật sẽ cho kếtquả điều trị tốt hơn. - Ung thư giáp: hướng xử trí là cắt hết thùy giáp bị ung thư, cắt eo giáp,nạo hạch. Nếu đã có di căn hạch thì cắt hết hai thùy, nạo hạch, chấp nhận suy giáptrạng và điều trị hỗ trợ bằng kích tố giáp suốt đời IV. PHÒNG NGỪA VÀ TRÁNH TÁI PHÁT - Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bướu giáp đơn thuần là ăn muốiiôt, ăn đồ biển. - Với bệnh basedow là bệnh tự miễn, có tính di truyền, nên tránh cuộc sốngquá căng thẳng (yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển) trong gia đình cũng nhưngoài xã hội; làm việc phải có thư giãn; không ăn thức ăn có nhiều iôt (cá biển, raucâu...), khi đã bị bệnh basedow thì không được ăn muối iôt. Lưu ý: không nên đi chữa bệnh bướu cổ ở những “thầy lang” theo kiểu dánthuốc lên vùng cổ có bướu; lấy kim châm vào bướu; dùng dao lam lể, rạch bướu;đắp lá vào bướu để “hút cùi” bướu. Tất cả các phương pháp này đều không điều trịđược bệnh mà còn gây hậu quả tai hại là nhiễm trùng vùng cổ, thậm chí gây apxe(có mủ) cổ - Biến chứng khác là gây dính tất cả những cấu trúc vùng cổ với nhau thànhmột lớp, đến khi bệnh nhân có chỉ định mổ sẽ gây chảy máu nhiều và ca mổ khókhăn hơn, nguy cơ bị tai biến khi mổ nhiều hơn như bệnh nhân bị khàn tiếng, câmsau mổ. BS. TRẦN TRUNG SANG Chuyên Khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bướu giáp - Mổ hay không mổ Bướu giáp - Mổ hay không mổ Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở vùng trước cổ. Tuyếngiáp có vai trò quan trọng trong việc điều hoà năng lượng của cơ thể, ảnh hưởngđến các hoạt động của các cơ quan như tim mạch, thần kinh, nội tiết, trí óc,chuyển hoá thức ăn… I. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA TUYẾN GIÁP 1. Bệnh bướu giáp đơn thuần Đây là bệnh lý thường gặp nhất (80%). Nguyên nhân bệnh chủ yếu do thiếuiôt. Biểu hiện: bướu giáp lan tỏa (tuyến giáp lớn) và bướu giáp nhân (có một hoặcnhiều nhân) 2. Bướu cường giáp: Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20-45. Nguyênnhân thường thấy là bệnh basedow với bướu giáp mạch lan tỏa kèm lồi mắt hoặckhông, số còn lại là cường giáp với bướu giáp đa nhân hóa độc 3. Hội chứng cường giáp: run tay, tim đập nhanh, hồi hộp, ăn nhiều màgầy, hay nóng tính bất thường 4. Ung thư giáp: Biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm giống như bướu giáp đơnthuần. Bệnh thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi, ở nhóm bệnh nhân cóbướu giáp đơn nhân. Tuy nhiên ở bệnh nhân cường giáp, bướu giáp đa nhân vàbướu giáp lan tỏa... cũng có tỷ lệ nhỏ bị ung thư giáp. Ở giai đoạn muộn, bệnhnhân có khàn tiếng không hồi phục 5. Suy giáp: do rối loạn chuyển hóa dẫn đến suy chức năng giáp. Suy giápbẩm sinh do thiếu men tổng hợp kích tố giáp. Suy giáp còn gặp do tai biến điều trịthuốc kháng giáp, sau phẫu thuật bướu giáp, hoặc sau điều trị iôt đồng vị phóngxạ. II. BƯỚU GIÁP LOẠI NÀO MỚI MỔ? Với bướu giáp đơn thuần thể phình giáp lan tỏa, bệnh nhân chỉ cần điều trịbằng thuốc sẽ cho kết quả rất tốt. Riêng bướu giáp đơn thuần đơn nhân hoặc đanhân nếu điều trị thuốc sáu tháng không hiệu quả mới phải mổ. Thông thường,bệnh nhân phát hiện bướu sớm, đi khám bệnh ngay sẽ có kết quả tốt hơn vì để lâuquanh nhân sẽ có vùng xơ hóa không đáp ứng thuốc. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị bướu giáp nhân sẽ phải mổ sớm - dù chưađiều trị nội khoa hoàn tất - khi bướu có biến chứng gây chèn ép, khó thở, bướu lớnnhanh, bướu xuất huyết trong lòng bướu, bệnh nhân lớn tuổi có khàn tiếng chưaloại trừ ung thư - Lưu ý ở các em gái trong tuổi dậy thì (12-18 tuổi) hoặc phụ nữ có thai,tuyến giáp hơi lớn ra dạng phình giáp lan tỏa là hiện tượng sinh lý, hoàn toànkhông có chỉ định mổ. III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ - Bướu cường giáp: điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng giáp tổng hợp,thuốc tim mạch, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và trở về trạng thái bìnhthường. Thời gian điều trị khoảng 12-18 tháng, thường cho kết quả rất tốt đối vớibệnh cường giáp mà bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc tuyến giáp còn trong kích thướcbình thường. Tuy nhiên, đối với bệnh cường giáp mà bướu giáp nhân hoặc tuyếngiáp lớn độ 2, độ 3, sau khi điều trị nội khoa ổn định (lên cân, hết run tay, hết hồihộp; tim đập bình thường, mạch hết nhanh) nên phối hợp với phẫu thuật sẽ cho kếtquả điều trị tốt hơn. - Ung thư giáp: hướng xử trí là cắt hết thùy giáp bị ung thư, cắt eo giáp,nạo hạch. Nếu đã có di căn hạch thì cắt hết hai thùy, nạo hạch, chấp nhận suy giáptrạng và điều trị hỗ trợ bằng kích tố giáp suốt đời IV. PHÒNG NGỪA VÀ TRÁNH TÁI PHÁT - Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bướu giáp đơn thuần là ăn muốiiôt, ăn đồ biển. - Với bệnh basedow là bệnh tự miễn, có tính di truyền, nên tránh cuộc sốngquá căng thẳng (yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển) trong gia đình cũng nhưngoài xã hội; làm việc phải có thư giãn; không ăn thức ăn có nhiều iôt (cá biển, raucâu...), khi đã bị bệnh basedow thì không được ăn muối iôt. Lưu ý: không nên đi chữa bệnh bướu cổ ở những “thầy lang” theo kiểu dánthuốc lên vùng cổ có bướu; lấy kim châm vào bướu; dùng dao lam lể, rạch bướu;đắp lá vào bướu để “hút cùi” bướu. Tất cả các phương pháp này đều không điều trịđược bệnh mà còn gây hậu quả tai hại là nhiễm trùng vùng cổ, thậm chí gây apxe(có mủ) cổ - Biến chứng khác là gây dính tất cả những cấu trúc vùng cổ với nhau thànhmột lớp, đến khi bệnh nhân có chỉ định mổ sẽ gây chảy máu nhiều và ca mổ khókhăn hơn, nguy cơ bị tai biến khi mổ nhiều hơn như bệnh nhân bị khàn tiếng, câmsau mổ. BS. TRẦN TRUNG SANG Chuyên Khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cách chăm sóc sức khoẻ bệnh thường gặp cách phòng và trị bệnh Bướu giáp bệnh tuyến giápTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
7 trang 208 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 181 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 129 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 120 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 77 0 0 -
2 trang 69 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 61 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 52 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 51 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 49 0 0 -
Những hiểm họa từ kính áp tròng
5 trang 44 0 0 -
5 trang 43 0 0
-
4 trang 42 0 0
-
Những điều có thể chưa biết về khí hư
5 trang 41 0 0