Danh mục tài liệu

Ca lâm sàng nội khoa (sách dịch): Phần 2

Số trang: 178      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.97 MB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1 cuốn sách "Ca Lâm Sàng Nội Khoa" phần 2 sẽ tiếp tục tìm hiểu những ca lâm sàng như: Nhiễm độc giáp, tràng dịch màn phổi, cơn thiếu máu não,...Hi vọng với những kiến thức bổ ích trong cuốn sách sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong học tập và cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca lâm sàng nội khoa (sách dịch): Phần 2 CASE 44Bệnh nhân nữ 37 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh đến khám với l{ do sụt cân không rõnguyên nhân. Trong hơn 3 tháng qua, bệnh nhân sụt khoảng 15 lb (khoảng 6.8kg)mà không hề thay đổi chế độ ăn hay mức độ hoạt động thể lực. Ngoại trừ sụt cân,bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh bình thường. Bệnh nhân thèm ăn, thỉnh thoảng đingoài phân lỏng, không có vấn đề tiêu hóa nào khác, không mệt mỏi, không sốt,không gai rét. Thăm khám thấy nhịp tim là 108 lần/phút, huyết áp 142/82mmHg.Bệnh nhân không sốt. Mắt nhìn chằm chằm, hơi lồi. Tuyến giáp to, nhẵn, cứng.Khám tim có tiếng thổi tâm thu 2/6. Da ấm và khô. Run khi nghỉ. • Chẩn đoán có khả năng nhất là gì? • Làm thế nào để có thể xác định chẩn đoán? • Lựa chọn điều trị là gì?384LỜI GIẢI ĐÁP:Nhiễm độc giáp/Bệnh GravesTóm tắt: Một bệnh nhân nữ 37 tuổi đến khám với lý do sụt cân, không chán ăn, nhịptim nhanh, huyết áp tăng, mắt lồi, có bướu cổ bề mặt nhẵn, cứng. • Chẩn đoán có khả năng nhất: Nhiễm độc giáp/Bệnh Graves. • Xác định chẩn đoán: Lượng hormon kích giáp tố (TSH) trong huyết thanh thấp và tăng lượng thyroxine tự do (FT4) kèm theo biểu hiện lâm sàng như trên sẽ giúp chẩn đoán xác định Cường giáp. Tuy nhiên, các test để xác định nguyên nhân là Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI – thyroid-stimulating immunoglobulins) hoặc Độ tập trung cao Iod phóng xạ trên xạ hình tuyến giáp. • Các lựa chọn điều trị: Các thuốc kháng giáp trạng, điều trị Iod phóng xạ hoặc ít áp dụng hơn là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.PHÂN TÍCHMục tiêu1. Hiểu được biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc giáp.2. Bàn luận về nguyên nhân cường giáp bao gồm bệnh Graves và bướu nhân độc.3. Học được các biến chứng của nhiễm độc giáp bao gồm cơn bão giáp.4. Hiểu được cách đánh giá một bệnh nhân có bướu giáp.5. Biết được các lựa chọn điều trị có thể có đối với bệnh Graves và các đáp ứng điều trị.Nhìn nhận vấn đềBệnh nhân nữ trên 37 tuổi, sụt cân không rõ nguyên nhân, đi ngoài phân lỏng, daấm, tất cả các triệu chứng của cường giáp. Tuyến giáp phì đại lan tỏa, cứng. Bệnhnhân có lồi mắt (phù hợp trong bệnh Graves). Đây là một bệnh hệ thống với nhiềubiến chứng ảnh hưởng đến toàn thân, bao gồm loãng xương, suy tim. Điều trị có thểbao gồm loại bỏ hormon tuyến giáp dư thừa nhưng liệu pháp chắc chắn có thể baogồm xạ trị hoặc ít phổ biến hơn là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. 385 Cường giápĐỊNH NGHĨACƢỜNG GIÁP: Tình trạng cường giáp gây ra bởi ảnh hưởng của lượng hormontuyến giáp quá cao do chính tuyến giáp tiết ra. Vì hầu hết tất cả các trường hợpnhiễm độc giáp đều do tuyến giáp sản xuất quá mức nên những thuật ngữ nàythường được dùng với nghĩa tương đương nhau.NHIỄM ĐỘC GIÁP: Thường được dùng như một thuật ngữ chung chotình trạng dư thừa hormon tuyến giáp do bất kì nguyên nhân nào ví dụ nhưăn uống từ ngoài vào.TIẾP CẬN LÂM SÀNGCường giáp ảnh hưởng tới nhiều hệ thống trong cơ thể.Thần kinh: Thường gặp triệu chứng lo lắng, run tay, tăng phản xạ. Có thể mất tậptrung, yếu cơ, xúc động và mất ngủ.Tim mạch: Thường có tăng huyết áp hiệu số, tim nhịp nhanh, có tiếng thổi. 10-20%bệnh nhân xuất hiện rung nhĩ. Nhiễm độc giáp kéo dài có thể gây tim to và dẫn tớisuy tim nặng.Tiêu hóa: Thường sụt cân dù ăn nhiều. Tăng nhu động ruột nhưng hiếm gặp tiêuchảy.Mắt: Co cơ mi trên là hậu quả của tăng trương lực giao cảm làm cho bệnh nhân mởmắt to chằm chằm. Thăm khám lâm sàng có thể thấy mi mắt chậm chạp (Lid lag)(thấy củng mạc trên mống mắt khi bệnh nhân nhìn từ từ xuống dưới). Lồi mắt làtriệu chứng đặc hiệu trong bệnh Graves.Da: Da ấm, ẩm và mềm, kèm theo tóc thưa, dễ rụng. Thường gặp vã mồ hôi do giãnmạch và tăng thải nhiệt.Sinh dục: Ở nữ giới, cường giáp làm giảm khả năng sinh sản và có thể gây ra thưakinh. Ở nam giới, làm giảm số lượng tinh trùng, có thể gây bất lực và vú to.Chuyển hóa: Thường gặp sụt cân ở những bệnh nhân lớn tuổi biếng ăn. Nhiều bệnhnhân sợ nóng và ưa lạnh hơn.Nhiễm độc giáp lãnh đạm: Những bệnh nhân lớn tuổi bị cường giáp có thể khôngcó các biểu hiện điển hình của cường andrenergic mà thay vào đó là trầm cảm, thờ ơ,sụt cân, rung nhĩ, cơn đau thắt ngực nặng lên và suy tim xung huyết.Cơn bão giápCơn bão giáp là tình trạng nguy hiểm của nhiễm độc giáp mất bù. Bệnh nhân cónhịp tim nhanh (>140 lần/phút), sốt cao (104 – 106oF khoảng 40oC) kích động, mêsảng, bồn chồn hoặc rối loạn tâm thần, nôn và/hoặc tiêu chảy. Đó thường là kếtquả của chứng cường giáp nặng kéo dài kèm theo các yếu tố thuận lợi (bệnh gianphát: nhiễm trùng, phẫu thuật, chấn thương hoặc tăng nhập iốt). Điều trị bao gồm 386 chăm sóc hỗ trợ với dịch truyền, kháng sinh nếu cần và điều trị đặc biệt hướng tới cường giáp.• Các thuốc ...