
SÁCH LINH KHU - THIÊN 10: KINH MẠCH
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH LINH KHU - THIÊN 10: KINH MẠCH SÁCH LINH KHU THIÊN 10: KINH MẠCH Lôi Công hỏi Hoàng Đế: “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy”[1]. Hoàng Đế đáp: “Con người khi bắt đầu sinh ra là ‘tinh’ thành trước nhất[2]. Tinh thành rồi mới đến não tủy sinh ra[3]. Cốt đóng vai trò cân, mạch đóng vai trò doanh, cân đóng vai trò cương, nhục đóng vai trò tường, bì phu rắn chắc để lông và tóc được dài ra[4]. Cốc khí nhập vào Vị, mạch đạo sẽ nhờ đó được thông, huyết khí khắc vận hành”[5]. Lôi công nói : “Thần mong được nghe về vấn đề bắt đầu sinh ra của kinh mạch”[6]. Hoàng Đế đáp: Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để ta quyết được việc sống hay chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hòa việc hư thực mà người thầy thuốc không thể không thông[7]. Phế mạch của thủ Thiếu âm khởi lên ở trung tiêu, đi xuống dưới, lạc với Đại trường, quay trở lên tuần hoàn theo Vị khẩu, lên trên đến hoành cách, thuộc vào phế; từ Phế hệ, rẽ ngang, xuất ra dưới hố nách, lại đi xuống tuần hành theo bên trong cánh tay, đi theo phía trước kinh Thiếu âm và Tâm chủ, đi xuống đến giữa khuỷu tay, tuần hành theo mép dưới, trên xương quay của cẳng tay, rồi nó nhập vào mạch thốn khẩu, lên đến phần ngư của tay, tuần hành đến huyệt Ngư Tế, xuất ra ở đầu ngón tay cái[8]. Chi mạch của nó đi từ sau cổ tay đi thẳng ra đến đầu ngón tay trỏ ở mép trong[9]. Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho phế bị trướng mãn, ngực căng ứ lên thành suyễn, ho, giữa khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì hai tay phải bắt chéo nhau mà cảm thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết[10]. Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ của Phế sẽ gây thành bệnh ho, thượng khí, suyễn, hơi thở thô, tâm phiền, ngực bị đầy, thống quyết ở mép trước phía trong từ cánh tay đến cẳng tay, trong lòng bàn tay bị nhiệt[11]. Khí thịnh hữu dư thì vai và lưng bị thống, bị phong hàn, mồ hôi ra, trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít [12]. Khí hư thì vai và lưng bị thống hàn, thiều khí đến không đủ để thở, màu nước tiểu bị biến[13]. Khi nào những chứng bệnh trên xảy ra, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nên cứu; không thịnh, không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[14]. Nếu khí thịnh thì mạch Thốn khẩu lớn 3 lần hơn mạch Nhân nghênh, nếu khí hư thì mạch Thốn khẩu, ngược lại, nhỏ hơn mạch Nhân nghênh [15]. Đại trường, mạch của thủ Dương minh khởi lên ở đầu ngón tay trỏ phía ngón tay cái, đi dọc theo mép trên của ngón tay xuất ra ở huyệt Hợp cốc, nằm giữa 2 xương, lên phía trên nhập vào giữa 2 gân, đi dọc theo mép trên của cẳng tay, nhập vào mép ngoài khuỷu tay, lên trên dọc mép trước ngoài cánh tay, lên trên đến vai xuất ra ở mép trước xương ngung cốt , lên trên xuất ra ở trên chỗ hội nhau của trụ cốt, nó lại quay xuống để nhập vào Khuyết bồn, lạc với Phế, xuống dưới hoành cách và thuộc vào Đại trường [16]. Chi mạch của nó đi từ Khuyết bồn lên cổ xuyên lên đến mặt, nhập vào giữa hàm răng dưới, vòng ra quanh miệng rồi giao nhau ở Nhân trung, đường bên trái giao qua phải, đường bên phải giao qua trái, xong nó lên trên để nép vào lỗ của mũi[17]. Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho răng đau, cổ sưng thủng[18]. Vì là chủ tân dịch cho nên nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, cổ họng bị tý, cánh tay trước vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức, không làm việc được[19]. Khi nào khí hữu dư thì những nơi mà mạch đi qua sẽ bị nhiệt và sưng thủng, khi nào khí hư sẽ làm cho bị lạnh run lên không ấ m trở lại được[20]. Nếu bị các chứng bệnh nêu trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu; mạch bị hãm hạ thì nên cứu, không thịnh không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[21]. Nếu khí thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn 3 lần hơn mạch Thốn khẩu, nếu khí hư thì mạch Nhân nghênh, ngược lại, nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[22]. Vị, mạch của túc Dương minh khởi lên ở mũi, lên giao nhau ở sống mũi, ngang ra vai để giao với mạch của Thái dương, đi xuống tuần hành theo đường sống mũi, nhập vào giữa hàm răng trên, quay ra để áp vào miệng, vòng quanh môi, đi xuống giao với huyệt Thừa Tương, lại đi dọc theo mép dưới của khóe hàm dưới, xuất ra ở huyệt Đại Nghênh, đi dọc theo huyệt Giáp Xa, lên trên trước tai, đi qua huyệt Khách Chủ Nhân, đi dọc theo bờ trước tóc mai, đến bờ góc trán và vùng trán[23]. Chi mạch của nó đi dọc theo trước huyệt Đại Nghênh, xuống dưới đến huyệt Nhân Nghênh, đi dọc theo hầu lung (thanh quản), nhập vào Khuyết bồn, nó đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sách liên khu y học cổ truyền sách y học kinh nghiệm chữa bệnh các bệnh thuờng gặpTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 84 0 0 -
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 81 0 0 -
Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng (Tập 3) - PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
45 trang 70 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0