
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM BỘ MÔN NHI BÀI GIẢNG BỆNH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN Đối tượng: Bác sĩ Y học cổ truyền Chủ biên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn Tham gia biên soạn: BS.CKI. Nguyễn Nhật Minh BS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga BS. Bùi Tương Thu BS. Phạm Hà Ly Tài liệu lưu hành nội bộ Hà Nội 1 CHẨN ĐOÁN NHI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN I. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán bệnh trẻ em YHCT cũng dựa trên cơ sở lý luận, tứ chẩn và bát cương. Do đặc điểm của trẻ em chưa biết nói, chưa biết diễn tả được quá trình bệnh lý, khó xác định được mạnh tượng, nên y học cổ truyền thường lấy vọng chẩn là chính để chẩn đoán. Trẻ em “Tỳ thường bất túc, can thường hữu dư” nên trẻ sốt cao thường hay co giật “Can phong nội động”. Dễ mắc các bệnh tiêu hoá do khả năng điều chỉnh kém. Trẻ em “Thuần dương vô âm” hưng phấn mạnh vì vậy trẻ em mắc bệnh nhanh, nếu điều trị không tốt sẽ dẫn đến nặng, tử vong, nhưng dễ hồi phục nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Phế chủ bì mao, trẻ em tấu lý còn sơ hở nên dễ mắc bệnh về phế. II. VỌNG CHẨN 1. Trông hình thể Có thể phân biệt được tình hình thực trạng hư thực của bệnh và người bệnh, nhờ quan sát tổng hợp về hình thái bên ngoài, tinh thần và các diễn biến lâm sàng của bệnh v.v.. Như hàn thường trầm lặng, thực thường rãy rụa lăn lộn. Hư thì tinh thần suy kém, nhiệt thì rối loạn khóc thét. Tinh thần thoải mái là biểu hiện khí cơ thông lợi, tiên lượng chữa bệnh tốt, thần mất là khí biến, tinh thần mệt mỏi là tiên lượng xấu. Hình thái thịnh là thực chứng, thân hình mềm yếu phần nhiều là hư. Da thịt tươi nhuận, lông tóc dày kín là thuộc thực; da nhăn nheo, lông tóc khô là thuộc hư. Xem có ban chẩn, phù thũng, vàng da không? Thóp lõm lâu ngày là do tiên thiên không đầy đủ. 2. Trông sắc mặt Sắc đỏ thuộc nhiệt, sắc xanh chủ về phong, sắc trắng thuộc hư hàn, sắc vàng chủ về thấp nhiệt ở tỳ vị, sắc đen phần nhiều là bệnh nặng nguy kịch. Sốt cao tím ở thừa tương hoặc chân cánh mũi: sắp co giật. 3. Trông về ngũ quan, tiền âm, hậu âm 3.1. Xem mắt: 2 Mắt là khiếu của can, tất cả tinh hoa của ngũ tạng đều dồn lên mắt, là mấu chốt để xem thần khí còn hay mất. Sắc đỏ ở lòng trắng là nhiệt, sắc vàng là thấp uất, sắc xanh là can phong thịnh. Lúc ngủ mắt mở mồm há tỳ khí hư, mắt trợn ngược là kinh phong. Nước mắt chảy nhiều, sắc đỏ là sởi sắp mọc. Khóc mà không có nước mắt phần nhiều là bệnh nặng. Mắt có điểm đen ở lòng trắng có trùng tích. Mắt đỏ ngứa là phong nhiệt, đồng tử dãn là thần khí sắp hết, kích thích hoạt động phản ứng tăng là biểu hiện chứng can phong còn chữa được, ngược lại là khó chữa. 3.2. Xem mũi: Đầu mũi xanh mà chau mày lại, khóc không nín phần nhiều là đau bụng. Hơi thở gấp yếu có mùi hôi lí do phế nhiệt, thở chậm lạnh là biểu hiện bệnh nặng. Ngứa nóng lỗ mũi, khóc không có nước mũi là biểu hiện phế nhiệt nhiều. Cánh mũi phập phồng nhiều là biểu hiện của khó thở, khí nặng nghịch lên là chứng bệnh nặng. Nước mũi trong: Cảm mạo phong hàn. Nước mũi đục: Cảm mạo phong nhiệt. 3.3. Xem môi: Môi trắng nhợt là tỳ hư, thiếu máu. Sắc môi hồng khô cháy là bệnh thuộc nhiệt. Xem: rêu lưỡi, chất lưỡi, họng: Biểu hiện của bệnh ở phế, trường vị. * Rêu lưỡi trắng, mỏng là giai đoạn đầu của bệnh ngoại cảm. Rêu lưỡi trắng dầy là do thấp trọc. Rêu lưỡi vàng là do vị nhiệt. * Chất lưỡi: Biểu hiện bệnh của tâm phần dinh huyết. Chất lưỡi hồng nhạt là hư nhiệt, chất lưỡi đỏ là thực nhiệt. * Họng: Loét đỏ là viêm họng (Phế nhiệt). Amiđan sưng là do nhiệt. Nga khẩu sang: Tưa miệng. 3.4. Xem răng, lợi: Răng có màu vàng đọng lại do thấp trọc bốc lên, răng khô khảo mà sáng là vị nhiệt. Răng khô là tân dịch bị tổn thương. Chảy máu chân răng là vị nhiệt nhưng có khi do huyết hư. Trẻ em nghiến răng nhiều thường do giun. 3.5. Xem tai: 3 Dái tai xanh lạnh, dái tai có vành đỏ ẩn hiện là biểu hiện sởi sắp mọc, tai đỏ thường là phong nhiệt, xanh là biểu hiện của đàm. Tai đỏ có mủ là do can hoả, đởm hoả bốc lên. 3.6. Xem tiền âm, hậu âm: Tiền âm thuộc thận. Con trai mà bìu dái săn thâm đen là thận khí đầy đủ, bìu dái nhăn nheo, nhợt là khí kém, bìu dái phù thũng là tì thận hư hàn, bìu dái sưng đau là chứng sán khí. Con gái: Ẩm hộ đỏ ngứa là biểu hiện thấp nhiệt. Hậu âm: Hậu môn sưng, đau, nóng, đỏ là nhiệt ở đại trường, ngứa là có giun kim. 4. Xem chỉ tay: Là một phương pháp đặc biệt để xem bệnh cho trẻ em dưới 3 tuổi: Chỉ ngón tay là đường mạch lạc hiện ra từ hố khẩu thẳng đến mé trên trong ngó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Bệnh học Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền Bệnh học nhi khoa y học cổ truyền Điều trị nhi khoa y học cổ truyền Y học cổ truyền Chẩn đoán nhi khoa y học cổ truyền Suy dinh dưỡng trẻ emTài liệu có liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 310 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
120 trang 178 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 172 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 130 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
97 trang 127 0 0
-
11 trang 94 0 0
-
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 87 0 0 -
53 trang 81 0 0
-
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Giáo trình Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn (Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền)
183 trang 64 0 0 -
102 trang 64 0 0
-
108 trang 62 0 0