Danh mục tài liệu

Các giải pháp nâng cao kiến thức thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành du lịch Trường đại học Đà Lạt

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.53 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Trong khi đó nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp nâng cao kiến thức thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành du lịch Trường đại học Đà Lạt CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC THỰC TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TS. Trần Duy Liên Trưởng khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Trong khi đó nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu xã hội trên và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2002-2003 trường Đại học Đà Lạt đã bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở bậc đại học. Với mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành để sau khi tốt nghiệp họ có thể dễ dàng nhập cuộc và nhanh chóng hòa mình vào đời sống xã hội, sử dụng kiến thức đã tích lũy để làm việc. Do đó mục tiêu đào tạo là đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành Du lịch có các kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực sau: 1. Phân tích các yếu tố tác động lên sự phát triển du lịch quốc tế và quốc gia. 2. Nắm bắt được các chính sách và định chế về quản lý du lịch. 3. Phân tích và thực hiện các chiến lược tiếp cận thị trường du lịch. 4. Có chuyên môn sâu về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. 5. Có khả năng hoạch định và kiểm soát các dự án phát triển du lịch. 6. Phân tích các khả năng và dự báo được sự phát triển các loại hình du lịch. 7. Hoạch định các chính sách phát triển du lịch theo từng địa phương. 8. Có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp về hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân, quản lý và phục vụ buồng, bếp, nhà hàng,… Để đáp ứng các mục đích trên và giúp cho người học có thể tiếp thu các kiến thức cơ bản và các kiến thức thực tế nghề nghiệp, chương trình đào tạo ngành du lịch ở bậc đại học đã được thiết kế theo hệ thống đào tạo tín chỉ. Gồm hai phần: 1) Phần kiến thức giáo dục đại cương: 164 • Gồm: 83 tín chỉ, trong đó có 71 tín chỉ bắt buộc và 12 tín chỉ tự chọn. • Mục đích: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật và các kiến thức chung khác. 2) Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: • Gồm: 127 tín chỉ, trong đó có 111 tín chỉ bắt buộc và 16 tín chỉ tự chọn. • Mục đích: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành đào tạo. • Sang năm thứ ba, sinh viên sẽ phân ra làm 2 nhóm học theo 2 chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Quản trị du lịch lữ hành. Ngoài các kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành chung, sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị khách sạn -nhà hàng được lựa chọn các tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực quản trị học (quản lý nhà hàng, quản trị khách sạn, quản trị nhân sự, quản trị tài chính trong doanh nghiệp du lịch và các môn học về nghiệp vụ tiếp tân, hoạch định và quản trị các dự án phát triển du lịch, thanh toán quốc tế, nghệ thuật bán hàng,…). Sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị du lịch lữ hành lựa chọn các tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, tổ chức tour, địa lý du lịch, tuyến điểm du lịch, qui hoạch vùng du lịch và phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện,… Với mục đích nâng cao kiến thức thực tế, trong các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành đã thực hiện một số giải pháp: Thứ 1. Trong từng học phần chuyên ngành, ngoài các tín chỉ lý thuyết có gắn kết các tín chỉ (modul) thực hành thông qua các báo cáo tiểu luận. Và nội dung tiểu luận là một báo cáo về một vấn đề thực tế cụ thể nằm trong nội dung liên quan đến học phần: - Điều kiện phát triển du lịch của một địa phương. - Chiến lược phát triển sản phẩm và marketing sản phẩm du lịch - Phân tích hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch,… Báo cáo tiểu luận sẽ được thực hiện theo nhóm và sinh viên phải thuyết trình trước lớp. Điểm báo cáo tiểu luận sẽ được tính là điểm tích lũy của học phần (theo tỷ trọng tương đương 1 tín chỉ). Thứ 2. Đối với các học phần bao gồm cả kiến thức lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, song coi trọng kiến thức nghề nghiệp thực hành mang tính đặc thù của ngành như: học phần ngh ...