Danh mục tài liệu

Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm - Nguyễn Hữu Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.51 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm vừa qua việc xây dựng gia đình Việt Nam theo định hướng nâng caochất lượng mối quan hệ gia đình đã đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm xét về cả các mối quan hệ gia đình theo chiều ngang và theo chiều dọc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm - Nguyễn Hữu MinhXã hội học số 4(120), 2012 91 CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM NGUYỄN HỮU MINH* Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, trong việcthực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc từ thếhệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, sự ổn định của gia đình đóng góp rất lớn vào sự ổnđịnh và phát triển của cộng đồng và xã hội, vì vậy đó là một trong những nhân tố quyếtđịnh sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựngchủ nghĩa xã hội. Đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho phát triển bền vững. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 coi việc xây dựng gia đình hạnhphúc, tiến bộ là một trong những định hướng cơ bản trong thập niên sắp tới. Báo cáochính trị của Ban chấp hành TƯ Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Chiến lược Gia đìnhViệt Nam nhấn mạnh đến việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đìnhViệt Nam, xây dựng gia đình Việt Nam “tiến bộ, hạnh phúc”, làm cho mỗi gia đình ViệtNam “thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”, thích ứng vớinhững đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các mối quan hệ trong gia đình thường được xem xét gồm có quan hệ theo chiềungang và quan hệ theo chiều dọc. Quan hệ theo chiều ngang, chủ yếu là quan hệ vợchồng. Quan hệ theo chiều dọc, chủ yếu là quan hệ cha mẹ – con cái và quan hệ con cháuvới ông bà (người cao tuổi). Trong những năm vừa qua việc xây dựng gia đình Việt Nam theo định hướng nâng caochất lượng mối quan hệ gia đình đã đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiềuvấn đề cần quan tâm xét về cả các mối quan hệ gia đình theo chiều ngang và theo chiều dọc.Những kết quả phân tích sâu cuộc Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 và nhiều nghiên cứukhác đã cho thấy những bất cập về các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay, vàđiều đó đã hạn chế việc thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.Có thể nêu lên một số vấn đề cần được quan tâm theo các khía cạnh dưới đây. 1. Mối quan hệ vợ - chồng Quan hệ hôn nhân vợ chồng được coi là nền tảng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đếnhạnh phúc, độ bền vững và phát triển của gia đình nói chung. Có một số khía cạnh đángquan tâm trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay. Trước hết là vấn đề đăng ký kết hôn. Đây là một chủ trương quan trọng của Đảngvà Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi của những người tham gia hôn nhân, đặc biệt đốivới phụ nữ, nếu trường hợp hôn nhân tan vỡ. Trong những năm qua Đảng và Nhà nướcđã có nhiều biện pháp khuyến khích các cuộc hôn nhân có đăng ký, tuy nhiên, vẫn cònmột bộ phận không nhỏ các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn. Theo kết quả Điều traGia đình Việt Nam 2006, trong nhóm dân số đang có vợ chồng từ 15 tuổi trở lên, có* PGS,TS, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4(120), 2012 92khoảng gần 30% chưa đăng ký kết hôn. Nói cách khác, với một bộ phận người dân, việcđược công nhận quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý chưa được coi trọng bằng việc đượccông nhận về mặt xã hội. Những người dân thuộc các dân tộc ít người, người dân nghèo,người dân nông thôn hay có học vấn thấp ít quan tâm nhất đến việc đăng ký kết hôn. (BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác, 2008) Điều đáng quan tâm là tỷ lệ người không đăng ký kết hôn hay có thái độ chấp nhậnđối với việc chung sống không đăng ký kết hôn có chiều hướng tăng lên. Theo Nghịquyết 35/2000/QH10, kể từ ngày 01/01/2001, nếu nam nữ chung sống với nhau như vợchồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tuynhiên, số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, trong số những người kết hôntừ năm 2001 (thời điểm mà Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực), tỷ lệ chưađăng ký kết hôn là 31,9%. Tỷ lệ này ở nhóm kết hôn trước năm 2001 là 30,4%. Nếu sosánh đối với nhóm thanh niên và vị thành niên 14-25 tuổi ở hai cuộc điều tra quốc gia,Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 và Điều tra thanh niên và vị thành niên Việt Nam 2009(SAVY 2) có thể thấy rằng, tỷ lệ thanh niên được điều tra năm 2009 chấp nhận chungsống không đăng ký kết hôn tăng lên khoảng 4 lần (Nguyễn Hữu Minh và Trần ThịHồng, 2011). Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả về quyền lợi cho các bên khi ly hôn,đặc biệt là đối với phụ nữ. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục vận động người dân thực hiệnviệc đăng ký kết hôn, và quan tâm hơn đến người dân nghèo, dân tộc ít người, học vấnthấp. Phân công lao động trên cơ sở giới vẫn còn duy trì, mặc dù đã có sự chia sẻ cânbằng hơn giữa hai ...

Tài liệu có liên quan: