
Các nguy cơ đối với sức khỏe của dân cư nông thôn do ảnh hưởng của dioxin nồng độ thấp ở các vùng bị rải chất hủy diệt sinh thái dioxin
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nguy cơ đối với sức khỏe của dân cư nông thôn do ảnh hưởng của dioxin nồng độ thấp ở các vùng bị rải chất hủy diệt sinh thái dioxin Những vấn đề chung CÁC NGUY CƠ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA DÂN CƯ NÔNG THÔN DO ẢNH HƯỞNG CỦA DIOXIN NỒNG ĐỘ THẤP Ở CÁC VÙNG BỊ RẢI CHẤT HỦY DIỆT SINH THÁI/DIOXIN (1, 3) (1) (1) (1, 3) RUMAC V.S. , UMNOVA N.V. , BELOV D.A. , TURBABINA К.А. , (2) (4) (4) (4) SOFRONOV G.А. , NGÔ THANH NAM , VŨ THỊ LOAN , VÕ VIẾT CƯỜNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dioxin và các chất tương tự dioxin là các chất siêu độc sinh thái (CSĐST/dioxin) nguy hiểm nhất gây ô nhiễm môi trường. Nhóm chất độc này bao gồm một số polihalogen: policlodibenzo-p-dioxin (PCDD, trong đó đồng loại độc nhất là 2,3,7,8-tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD)), policlodibenzofuran (PCDF) và policlobiphenyl (PCB). Dioxin và các chất tương tự dioxin có thể phát thải ra môi trường từ các khu công nghiệp và các thành phố lớn. Các đồng loại độc của CSĐST/dioxin, trước hết là TCDD gây ô nhiễm môi trường sống. Độc tính của chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể cũng như thời gian phơi nhiễm [22]. Đã có nhiều nghiên cứu xem xét mối liên quan giữa các chỉ số động học và độc lực học sinh thái (sự xâm nhập, tích lũy, biến đổi và thải trừ) và tác hại của chúng đối với con người, song trong thực tế các nghiên cứu trong điều kiện nhiễm độc mạn tính từ môi trường hầu như không có. Con người là đích tác dụng sinh học cao nhất của các chất độc sinh thái [12, 14], do vậy việc giải quyết các vấn đề nguy hiểm của CSĐST/dioxin nói trên đối với sức khỏe con người tại các vùng bị ô nhiễm mang tính cấp bách. Báo cáo này với mục tiêu tổng hợp kết quả nghiên cứu về khả năng xuất hiện các hậu quả y-sinh học lâu dài trong môi trường bị ô nhiễm dioxin, đặc biệt là đối với dân cư hiện nay ở các vùng trước đây bị rải CSĐST/dioxin đã ghi nhận sự xuất hiện các bệnh lý dioxin (BLD) [10, 16, 17]. Nhóm tác giả cho rằng các đặc điểm động học và độc lực học sinh thái của CSĐST/dioxin nồng độ thấp đã góp phần gây ra BLD ở người trưởng thành. Các chất độc này đã tích lũy ở phụ nữ và một lượng nguy hiểm đối với sức khỏe của thế hệ sau di chuyển qua con đường nhau thai và sữa mẹ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các mẫu môi trường (đất, trầm tích), mẫu mô cá nước ngọt và mẫu sinh phẩm người được thu thập trên các vùng bị rải chất hủy diệt sinh thái và các vùng đối chứng cũng như dân cư một số vùng ở Việt Nam: Hà Nội và các vùng lân cận, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Đắk Nông, Khánh Hòa, Bình Dương. Các chỉ số độc lực học sinh thái của CSĐST/dioxin được nghiên cứu trong mối quan hệ qua lại với các đặc điểm mấu chốt của độc lực học (sau đây gọi là độc học sinh thái và độc lực học) và đặc điểm xuất hiện BLD ở các thế hệ dân cư ở vùng bị rải chất độc huỷ diệt sinh thái tại Quảng Trị, Bình Dương và Tây Nguyên. Những vùng này có sự tương đồng về mật độ và điều kiện sử dụng chất da cam của quân đội Mỹ [26], về động học biến đổi của các hệ sinh thái gần người do hậu quả của chiến 4 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 13, 11 - 2017 Những vấn đề chung tranh (hệ rừng và khu vực canh tác), cũng như các quy luật cơ bản về độc học và độc lực học sinh thái của các CSĐST/dioxin [17, 22]. Mật độ dân số, điều kiện sống và mức sống, sự đa dạng của các hình thái hoạt động kinh tế của các vùng nghiên cứu được xếp tương đồng. Đặc điểm chung của các nhóm được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm chung của cư dân được khảo sát Nhóm Nhóm phơi Các chỉ số lựa chọn chứng nhiễm Khảo sát dịch tễ Nam, tuổi 20-65 (n) 1.533 1.798 Giới tính Nữ, tuổi 20-60 (n) 2.347 2.431 Người bản địa (%) 52,9 56 Thời gian sinh sống Đã cư trú trên 5 năm (%) 8,0 2,3 Khảo sát dịch tễ ở trẻ em Số lượng (n) Học sinh 442 626 Tuổi (năm) 11 ÷ 17 12,1 ± 3,0 12,2 ± 2.9 Nghiên cứu di truyền và nhân trắc ở trẻ em Số lượng (n) Trẻ mẫu giáo và học sinh 690 986 Tuổi (năm) 4 ÷ 10 6,3 ± 2,3 6,6 ± 1,9 Nghiên cứu tế bào ở trẻ em Số lượng (n) Học sinh tiểu học 38 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Chất da cam Rối loạn chuyển hóa của dioxin Bệnh lý dioxin Môi trường bị ô nhiễm dioxinTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 22 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
Một số đặc điểm diễn thế thứ sinh thảm thực vật nhiệt đới gió mùa miền Trung Việt Nam
10 trang 20 0 0 -
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 20 0 0 -
6 trang 20 0 0
-
Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà
9 trang 20 0 0