Danh mục tài liệu

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.85 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rừng đặc dụng Na Hang (RĐD Na Hang) thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang với diện tích 22.401,5 ha. Khu vực mang đặc điểm địa hình vòng cung của khối núi đá vôi Lô-Gâm với độ cao dao động từ 150 m đến 800 m. Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực của hệ thống sông Năng và sông Gâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Nghiên cứu khoa học công nghệ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ TRONG CÁC THỦY VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG TRẦN VĂN ĐẠT 1. MỞ ĐẦU Rừng đặc dụng Na Hang (RĐD Na Hang) thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang với diện tích 22.401,5 ha. Khu vực mang đặc điểm địa hình vòng cung của khối núi đá vôi Lô-Gâm với độ cao dao động từ 150 m đến 800 m. Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực của hệ thống sông Năng và sông Gâm. Hồ thuỷ điện Tuyên Quang thuộc địa bàn nghiên cứu với mực nước dâng bình thường ở cao trình 120 m có diện tích thủy vực lên đến trên 8.263 ha [1]. Đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ cá sông Gâm (khu vực Na Hang - Tuyên Quang) được các tác giả công bố như Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999) ghi nhận 87 loài cá trong đoạn sông Gâm tại thị trấn Na Hang; Nguyễn Kiêm Sơn (2001) chỉ ra khu hệ cá sông Gâm, sông Năng đoạn từ hồ Ba Bể ra sông Lô ở khu vực Na Hang có 73 loài; Ngô Sỹ Vân (2007) ghi nhận khu hệ cá sông Lô - Gâm ở vùng Hà Giang - Tuyên Quang có 41 loài [2]. Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, sau khi thủy điện Na Hang được hoàn thành (2008), chưa có điều tra, đánh giá lại thành phần, phân bố loài cá tại khu vực này. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm bổ sung dẫn liệu cho khu hệ cá, cung cấp thêm thông tin nguồn lợi cá bản địa làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học động vật hoang dã nói chung và cá khu vực RĐD Na Hang nói riêng, bài báo trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu thành phần và đặc điểm phân bố của cá trong các thủy vực thuộc RĐD Na Hang. 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm Thời gian điều tra, khảo sát thực địa được tiến hành 3 đợt vào các tháng 7/2017, tháng 10/2017 và tháng 6/2018. Địa điểm tiến hành khảo sát là các thủy vực của RĐD Na Hang với 8 nhánh suối như: suối Thác Mơ, Nậm Trang, Khâu Tinh, Bản Va, Tát Kẻ, Ngòi Nè...; 2 điểm trên hồ thủy điện Tuyên Quang; các chợ bán cá trong vùng cũng như quan sát, phỏng vấn bằng hình ảnh mẫu cá thông qua người dân địa phương khu vực RĐD Na Hang (hình 1). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mẫu cá được thu chủ yếu bằng cách bắt trực tiếp với các loại ngư cụ gồm lưới, vợt, đó, bẫy cá... Bên cạnh đó mẫu còn được thu mua từ ngư dân và ở chợ địa phương. Sau khi thu, mẫu vật được cố định trong dung dịch formalin 5% trong 2-5 giờ, sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước và ngâm trong dung dịch cồn 70% để bảo quản. Bên ngoài hộp mẫu được dán nhãn, ghi rõ các thông tin: khu vực nghiên cứu, ngày thu mẫu, tọa độ nghiên cứu. 16 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 Nghiên cứu khoa học công nghệ Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm điều tra, khảo sát tại RĐD Na Hang Đo đếm, phân tích mẫu vật theo phương pháp của Pravdin (1963) [3]. Định loại cá dựa theo các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước: Mai Đình Yên [4, 5]; Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân [6, 7, 8]; Kottelat [9, 10]; trang web Fishbase [11]. Đánh giá tính tương đồng về thành phần loài cá giữa khu vực nghiên cứu với các khu vực khác theo công thức tính chỉ số tương đồng Sorensen [12]. SI = 2C/(A+B). Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 17 Nghiên cứu khoa học công nghệ Trong đó: SI: Chỉ số tương đồng (Index of Similarity hay Sorensen’s Index); C: Số lượng loài xuất hiện cả ở 2 khu vực A và B; A: Số lượng loài của khu vực A; B: Số lượng loài của khu vực B. Đo hàm lượng Oxy hòa tan (DO) và pH theo phương pháp dùng thuốc thử chuẩn - so màu với bộ Test kid Sera (Đức). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện môi trường nước khu vực RĐD Na Hang Trong các đợt khảo sát, đã tiến hành thu 8 mẫu nước tại các thủy vực khác nhau. Kết quả đo hàm lượng DO và pH được chỉ ra trong bảng 1. Bảng 1. Hàm lượng DO và pH tại một số điểm nghiên cứu Chỉ tiêu môi trường nước STT Địa Điểm DO (mg/l) pH 1 Suối Thác Mơ 6,0 8,0 2 Suối Nậm Trang 4,5 7,5 3 Hồ Thủy Điện (thị trấn Na Hang) 4,0 8,5 4 Suối Khâu Tinh 4,5 8,0 5 Suối Kéo Tấu 5,0 8,0 6 Hồ Thủy Điện (xã Sơn Phú) 4,0 7,5 7 Suối Sinh Long 4,5 7,5 8 Suối Bản Va (xã Yên Hoa) 4,5 7,5 Kết quả đo đạc cho thấy, hàm lượng DO trong nước hồ thủy điện và các nhánh suối đều ≥ 4mg/l, pH dao động từ 7,5 đến 8,5. Điều này có thể giải thích do các thuỷ vực chủ yếu hình thành trên nền đá vôi nên pH luôn ở mức cao. 3.2. Thành phần loài cá khu vực nghiên cứu Kết quả nghiên cứu qua các đợt điều tra tại RĐD Na Hang năm 2017 và 2018, đã thu và phân tích định loại trên cơ sở 260 mẫu cá. Ngoài ra còn sử dụng các kết quả từ phỏng vấn người dân địa phương, xác lập được danh lục thành phần loài cá gồm 41 loài thuộc 15 họ trong 4 bộ. Danh lục thành phần loài được thể hiện ở bảng 2. 18 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 2. Thành phần loài cá khu vực RĐD Na Hang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: