Danh mục tài liệu

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành kinh doanh cá tra tại thành phố Cần Thơ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 659.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh cá tra ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đang đối mặt với những thách thức không nhỏ. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành kinh doanh cá tra tại thành phố Cần Thơ. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành kinh doanh cá tra tại thành phố Cần Thơ Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 52 – 62 Part B: Political Sciences, Economics and Law CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH KINH DOANH CÁ TRA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Tăng Thị Ngân1, Tô Minh Chiến1, Nguyễn Minh Tân2, Võ Văn Nhì3 Trường CĐ Công Thương TP. HCM Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ 3 Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong 1 2 Thông tin chung: Ngày nhận bài: 29/03/2016 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 23/04/2016 Ngày chấp nhận đăng: 06/2016 Title: Several factors affecting the competition of the catfish business industry in Can Tho City Từ khóa: Doanh nghiệp, yếu tố, ngành kinh doanh cá tra, năng lực cạnh tranh Keywords: Business, factors, catfish industry, competitivenes ABSTRACT The purpose of this study was to determine the factors affecting the competitiveness of catfish business industry in Can Tho city. The scales of the competitiveness of pangasius enterprises tested by the coefficient Cronbach's alpha method, Exploratory Factor Analysis method (EFA) and regression model was used to test the relationship between the independent factors of the competitiveness of pangasius enterprises. The results show that four groups of factors that impact positively on the competitiveness of the pangasius enterprise include 'Financial Capability', 'Supporting Policies', 'Human Resources Capacity' and 'Local Infrastructure'. TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành kinh doanh cá tra tại thành phố Cần Thơ. Các thang đo về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi qui đa biến được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố độc lập với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhóm yếu tố tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: “Năng lực tài chính”, “Chính sách hỗ trợ”, “Năng lực nhân sự” và “Cơ sở hạ tầng địa phương”. dựng thương hiệu, tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các DN với nhau. Thực trạng đó đã làm cho chất lượng cá tra xuất khẩu còn thấp, không đồng đều, thị trường đầu ra không ổn định, bị khách hàng nước ngoài ép giá, làm cho hiệu quả xuất khẩu của ngành hàng này chưa cao. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của các DN kinh doanh cá tra là vấn đề đang được Nhà nước và các chủ DN rất quan tâm. Do đó, nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành kinh doanh cá tra 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh cá tra ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ (TP Cần Thơ) nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Những thách thức đặt ra là không nhỏ, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn bởi các yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Bên cạnh đó, những vần đề còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh cá tra của các doanh nghiệp (DN) như vốn, công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xây 52 Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 52 – 62 Part B: Political Sciences, Economics and Law tại thành phố Cần Thơ” là rất cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, tr. 171). Khi đó, thành quả cạnh tranh bao gồm các yếu tố hiệu quả hoạt động kinh doanh, qui mô DN, thị phần và sự hài lòng của khách hàng về DN (Kaplan & Norton, 1992; Neely và cs., 1995). 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo Michael Porter (1980), cạnh tranh trong kinh doanh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận và khoản lợi nhuận đó phải cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà DN đạt được. Điều đó có nghĩa là, kết quả của quá trình cạnh tranh đảm bảo được lợi nhuận bình quân trong ngành theo chiều hướng cải thiện tốt nhất, đồng thời giá cả của sản phẩm là thấp nhất. Ngoài ra, Nelson (1992) và Waheeduzzaman & Ryans (1996) cho rằng, cạnh tranh là một khái niệm phổ biến liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như lợi thế so sánh hay quan điểm cạnh tranh về giá, chiến lược và quan điểm quản lý, cũng như quan điểm về lịch sử và văn hóa - xã hội. 2.2 Phương pháp tiếp cận Mô hình Kinh tế học tổ chức (SCP) của Michael Porter (1980) cho thấy rằng, bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động như: (1) Đối thủ trong ngành; (2) Đ ối thủ tìm ẩn; (3) Sản phẩm thay thế xuất hiện; ( 4 ) Khách hàng; (5) Nhà cung ứng. Mô hình này giúp phân tích hiệu quả kinh doanh của ngành và nhận diện tiềm năng của từng ngành. Kinh tế học tổ chức cũng thừa nhận lợi thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lược kinh doanh mà DN theo đuổi. Những lợi thế khác biệt này của DN chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của DN (Wernefelt, 1984; 1995 và Barney, 1991; 2001). Lý thuyết dựa trên nguồn lực của DN (RBV - Resources-based view) do Wernerfelt đưa ra năm 1984 và sau đó được Barney (1991) phổ biến thông qua các nghiên cứu. Đây được xem là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu NLCT của DN (Barney và cs., 2001). Theo Barney (1991), một nguồn lực tạo nên lợi thế cho DN trong cạnh tranh phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chước, (4) không thể thay thế. Bên cạnh đó, theo Grant RM (1991), nguồn lực có thể chia làm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính và nguồn lực vật chất hữu hình. Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng và nhân lực của DN. Tuy nhiên, Sanchez & Heene (1996) cho rằng, trong môi trường cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực mà tập trung vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lược của mình. Bên cạnh đó, Michael Porter (1980) cho rằng NLCT của DN là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình ...

Tài liệu có liên quan: