
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Nguyễn Văn Phúc* - Nguyễn Xuân Điền** 1 2 TÓM TẮT: Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mọi quốc gia. Chúng tạo dựng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, đồng thời trực tiếp khai thác các nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước. Các doanh nghiệp nói chung cũng như mỗi doanh nghiệp cụ thể cần vượt qua nhiều thách thức rất lớn mới có thể phát triển ổn định và bền vững. Đảm bảo sự phát triển bền vững cho chính mình và góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước là nhiệm vụ mà bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự thực hiện. Nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có những biện pháp thiết thực và có hiệu quả để hỗ trợ họ thực hiện thành công nghiệm vụ này. Sự nỗ lực của Nhà nước và các doanh nghiệp nói chung cũng như mỗi doanh nghiệp cụ thể cần được phối hợp với nhau để đạt hiệu quả và tác động lớn nhất. Từ khóa: Doanh nghiệp, phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, môi trường kinh doanh 1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, đặc biệt là trong những giai đoạn cần có sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng như khi cần có những thay đổi quan trọng trong cơ chế kinh tế. Chúng không chỉ sản xuất một lượng sản phẩm lớn, sử dụng nhiều lao động, mà còn góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam. Các doanh nghiệp chính là chủ thể và “động lực” cho các chương trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế. Chính nhờ những tác động tích cực của các doanh nghiệp đối với phát triển và tăng trưởng kinnh tế mà mọi quốc gia đều phải xây dựng, thực hiện và các chính sách của mình nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Ngoài việc hoàn thiện môi trường vĩ mô sao cho thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động, họ còn xây dựng và thực hiện những chương trình phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, vai trò quan trọng của các doanh nghiệp đã được khẳng định từ rất sớm. Việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp cũng là một trong những chính sách đầu tiên được Nhà nước triển khai ngay sau khi giành được chính quyền. Đổi lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và của đất nước nói chung. Số liệu thống kê giai đoạn 2001- 2017 cho thấy cả GDP lẫn số doanh nghiệp đã có biến động cùng chiều (xem hình 1). * Học viên Tài chính, Hà Nội, Việt Nam, ** Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84986791888. E-mail address: nguyenxuandien.hvtc@gmail.com 1094 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Hình 1: Tốc độ tăng GDP và số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam1 Trong 7 năm từ 2011 đến 2017, Việt Nam có thêm 714.458 doanh nghiệp thành lập mới, gấp 1,3 lần tổng số DN được thành lập trong giai đoạn 20 năm từ 1991 - 2010. Nếu như số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm liên tục giảm sút trong các năm 2010- 2012 (những năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ 2008) thì từ 2014- 2017, chỉ số này đã liên tục tăng, thậm chí tăng với tốc độ khá nhanh, bình quân tới 19,2%/ năm. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tới cuối năm 2017, Việt Nam có hơn 561.064 doanh nghiệp, sử dụng tới 51% tổng số lao động xã hội. Các chỉ số phản ánh quy mô của các doanh nghiệp biến động ngược chiều: Trong khi số lao động bình quân của các doanh nghiệp giảm thì vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có xu hướng tăng (xem hình 2). Hình 2: Biến động của chỉ số số lượng lao động và vốn kinh doanh bình quân của mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000- 20162 Đặc biệt, nếu chỉ tính số vốn đăng ký thì có thể thấy đã có sự chuyển hướng: Nếu như năm 2011 bình quân một doanh nghiệp đăng kí thành lập với số vốn 6,63 tỷ đồng thì tới 2013, chỉ số này đã giảm xuống 5,13 tỷ đồng, nhưng sau đó lại tăng khá mạnh, lên tới gần 12,5 tỷ vào năm 2017. Mặt khác, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng trong giai đoạn từ 2010- 2015, chỉ chuyển sang xu hướng giảm bớt trong 2 năm 2016 và 2017. Ứng với sự giảm sút về số lượng tuyệt đối, tỷ lệ các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng sản xuất, giải thể hoặc phá sản cũng chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong các năm từ 2010 tới 1 Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê các năm 2004, 2009, 2012, 2016 và Số liệu về tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam năm 2017. 2 Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê các năm 2004, 2009, 2012, 2016. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1095 2015. Tỷ lệ này chỉ mới giảm đi trong 2 năm 2016 và 2017 (xem bảng 1). Sang năm 2018, số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản có sự gia tăng đột biến, chỉ trong 8 tháng đầu năm đã có 63.235 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và 9.135 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải rút lui khỏi thị trường với số lượng lớn cho thấy những thách thức của nền kinh tế đã và đang dần loại bỏ khỏi thị trường các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại hoặc không kịp thay đổi để thích nghi với điều kiện mới1. Bảng 1: Số doanh nghiệp mới thành lập, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản từ 2010- 20172 Năm 2010 2011 201 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển bền vững Tăng trưởng kinh tế Môi trường kinh doanh Năng lực cạnh tranh Cơ chế kinh tế Chương trình đổi mới kinh tế Business management in the context of globalisationTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 796 4 0 -
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 356 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 351 0 0 -
95 trang 287 1 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
7 trang 225 0 0
-
9 trang 214 0 0
-
13 trang 195 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 190 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
25 trang 180 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 174 0 0 -
104 trang 174 0 0
-
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 159 0 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 159 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 156 0 0