Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 332.67 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình hồi quy tìm hiểu thực tế dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ với các nhân tố đặc điểm ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 63 Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - hiendhkt@gmail.com Phạm Đình Tuấn Trường Đại học Nha Trang - phamdinhtuanntu@yahoo.com.vn Tóm tắt Ngày nhận: Lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận và 23/12/2013 Ngày nhận lại: an toàn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình 03/06/2014 hồi quy tìm hiểu thực tế dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Ngày duyệt đăng: thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ 10/06/2014 với các nhân tố đặc điểm ngân hàng. Kết quả cho thấy dự phòng rủi Mã số: ro tín dụng của các NHTM tại VN có mối quan hệ tương quan thuận 12-13-BF-08 với quy mô, tỉ lệ nợ xấu và tương quan nghịch với hệ số rủi ro tài chính. Về mặt lí thuyết, nghiên cứu phát hiện chủ nghĩa cơ hội trong việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng của nhà quản trị ngân hàng tại VN. Abstract Establishing a credit loss provision may affect bank’s profitability and capital adequacy ratio. The paper employs regression analysis to explore operations of the credit loss provision in Vietnamese commercial banks in 2008-2012 in its relationship with bank Từ khóa: characteristics. The results show that the credit loss provision of Nợ xấu, dự phòng rủi ro tín Vietnamese commercial banks is positively related with size and dụng, tổn thất cho vay. proportion of bad debt and negatively related with financial risk ratio. The paper provides theoretical evidence of the opportunism in Keywords: Bad debt, credit loss selection of accounting policy concerning credit risk management by provision, loan loss. Vietnamese bank managers. 64 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 1. GIỚI THIỆU Khoản cho vay là tài sản lớn nhất, chiếm khoảng từ 50% - 75% tổng tài sản và đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng (MacDonal & Koch, 2006). Nhưng tài sản này cũng đem lại rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng vay không thực hiện được cam kết. Trong khi nhà điều hành thường quy định dự phòng rủi ro tín dụng với mức cao nhất, thì tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán lại yêu cầu trình bày khoản cho vay theo giá trị có thể thu hồi. Bên cạnh đó, vì mục tiêu tăng giá trị, nhà quản trị có khuynh hướng dự phòng rủi ro tín dụng linh hoạt (Gray & Clark, 2004). Do vậy, việc đo lường dự phòng rủi ro tín dụng và xem xét các nhân tố ảnh hưởng là mối quan tâm lớn của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) ngân hàng. Trên thế giới, nghiên cứu thực nghiệm về dự phòng rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đã được thực hiện từ thập niên 1990 (Wall & Koch, 2000) nhưng chưa có ở VN. Thông tin về tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM được công bố bởi Thống đốc NHNN, Thanh tra NHNN và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại khác nhau (Nguyễn Thị Mùi, 2012). Mục đích nghiên cứu nhằm đo lường mức dự phòng rủi ro tín dụng (Loan Loss Provision- LLP) tại các NHTM VN giai đoạn 2008-2012 và xem xét các nhân tố tác động đến LLP. 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết Rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một phần lãi hay gốc hay cả gốc và lãi của khoản cho vay không được thanh toán như đã cam kết. Sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào năng lực quản lí rủi ro tín dụng để sinh lời (Hempel & Simonson, 2001). Cùng quan tâm đến rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng, nhưng nhà điều hành và tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán có mục tiêu khác nhau. Để đảm bảo an toàn kinh doanh ngân hàng, nhà điều hành quy định LLP cao nhất có thể, trong khi đó vì mục tiêu minh bạch thông tin, chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 39- Công cụ tài chính- ghi nhận & đo lường) lại yêu cầu căn cứ vào bằng chứng khách quan về dấu hiệu không thu hồi được nợ để xác định tổn thất và lập dự phòng rủi ro. Theo đó, tổn thất cho vay là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của dư nợ và giá trị hiện tại các luồng tiền ước tính thu được trong tương lai. Giá trị tổn thất được ghi nhận vào chi phí kinh doanh và làm giảm giá trị khoản cho vay thông qua bút toán lập LLP. Nếu ngân hàng không lập LLP, thì giá trị khoản cho vay trên BCTC bao gồm cả phần tổn Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 65 thất cho vay. Điều đó khiến nhà điều hành, chủ nợ và nhà đầu tư sẽ hiểu sai và đánh giá quá cao vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Như vậy, LLP là một ước tính kế toán, phụ thuộc vào sự xét đoán của nhà quản trị ngân hàng, nhưng ảnh hưởng đến cả kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng. Lí thuyết tín hiệu Lí thuyết tín hiệu do Spence khởi xướng năm 1973 nhằm giải thích tính bất cân xứng thông tin trên thị trường lao động, nhưng đã được nhiều ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 63 Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - hiendhkt@gmail.com Phạm Đình Tuấn Trường Đại học Nha Trang - phamdinhtuanntu@yahoo.com.vn Tóm tắt Ngày nhận: Lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận và 23/12/2013 Ngày nhận lại: an toàn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình 03/06/2014 hồi quy tìm hiểu thực tế dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Ngày duyệt đăng: thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ 10/06/2014 với các nhân tố đặc điểm ngân hàng. Kết quả cho thấy dự phòng rủi Mã số: ro tín dụng của các NHTM tại VN có mối quan hệ tương quan thuận 12-13-BF-08 với quy mô, tỉ lệ nợ xấu và tương quan nghịch với hệ số rủi ro tài chính. Về mặt lí thuyết, nghiên cứu phát hiện chủ nghĩa cơ hội trong việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng của nhà quản trị ngân hàng tại VN. Abstract Establishing a credit loss provision may affect bank’s profitability and capital adequacy ratio. The paper employs regression analysis to explore operations of the credit loss provision in Vietnamese commercial banks in 2008-2012 in its relationship with bank Từ khóa: characteristics. The results show that the credit loss provision of Nợ xấu, dự phòng rủi ro tín Vietnamese commercial banks is positively related with size and dụng, tổn thất cho vay. proportion of bad debt and negatively related with financial risk ratio. The paper provides theoretical evidence of the opportunism in Keywords: Bad debt, credit loss selection of accounting policy concerning credit risk management by provision, loan loss. Vietnamese bank managers. 64 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80 1. GIỚI THIỆU Khoản cho vay là tài sản lớn nhất, chiếm khoảng từ 50% - 75% tổng tài sản và đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng (MacDonal & Koch, 2006). Nhưng tài sản này cũng đem lại rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng vay không thực hiện được cam kết. Trong khi nhà điều hành thường quy định dự phòng rủi ro tín dụng với mức cao nhất, thì tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán lại yêu cầu trình bày khoản cho vay theo giá trị có thể thu hồi. Bên cạnh đó, vì mục tiêu tăng giá trị, nhà quản trị có khuynh hướng dự phòng rủi ro tín dụng linh hoạt (Gray & Clark, 2004). Do vậy, việc đo lường dự phòng rủi ro tín dụng và xem xét các nhân tố ảnh hưởng là mối quan tâm lớn của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) ngân hàng. Trên thế giới, nghiên cứu thực nghiệm về dự phòng rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đã được thực hiện từ thập niên 1990 (Wall & Koch, 2000) nhưng chưa có ở VN. Thông tin về tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM được công bố bởi Thống đốc NHNN, Thanh tra NHNN và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại khác nhau (Nguyễn Thị Mùi, 2012). Mục đích nghiên cứu nhằm đo lường mức dự phòng rủi ro tín dụng (Loan Loss Provision- LLP) tại các NHTM VN giai đoạn 2008-2012 và xem xét các nhân tố tác động đến LLP. 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết Rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một phần lãi hay gốc hay cả gốc và lãi của khoản cho vay không được thanh toán như đã cam kết. Sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào năng lực quản lí rủi ro tín dụng để sinh lời (Hempel & Simonson, 2001). Cùng quan tâm đến rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng, nhưng nhà điều hành và tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán có mục tiêu khác nhau. Để đảm bảo an toàn kinh doanh ngân hàng, nhà điều hành quy định LLP cao nhất có thể, trong khi đó vì mục tiêu minh bạch thông tin, chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 39- Công cụ tài chính- ghi nhận & đo lường) lại yêu cầu căn cứ vào bằng chứng khách quan về dấu hiệu không thu hồi được nợ để xác định tổn thất và lập dự phòng rủi ro. Theo đó, tổn thất cho vay là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của dư nợ và giá trị hiện tại các luồng tiền ước tính thu được trong tương lai. Giá trị tổn thất được ghi nhận vào chi phí kinh doanh và làm giảm giá trị khoản cho vay thông qua bút toán lập LLP. Nếu ngân hàng không lập LLP, thì giá trị khoản cho vay trên BCTC bao gồm cả phần tổn Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 65 thất cho vay. Điều đó khiến nhà điều hành, chủ nợ và nhà đầu tư sẽ hiểu sai và đánh giá quá cao vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Như vậy, LLP là một ước tính kế toán, phụ thuộc vào sự xét đoán của nhà quản trị ngân hàng, nhưng ảnh hưởng đến cả kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng. Lí thuyết tín hiệu Lí thuyết tín hiệu do Spence khởi xướng năm 1973 nhằm giải thích tính bất cân xứng thông tin trên thị trường lao động, nhưng đã được nhiều ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dự phòng rủi ro tín dụng Tổn thất cho vay Ngân hàng thương mại Quản trị ngân hàng Chính sách kế toánTài liệu có liên quan:
-
7 trang 248 3 0
-
19 trang 196 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 194 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 185 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 183 0 0 -
CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
29 trang 170 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 169 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 160 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 159 0 0 -
38 trang 135 0 0