Nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc trưng trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của hai ngôn ngữ; Việt và Anh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng AnhCÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁPTRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANHNGUYỄN THỊ MAI HOATrường Đại học Khoa học, Đại học HuếTóm tắt: Nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáptrực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc trưng trong cấutrúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện trong hànhđộng ngôn từ của hai ngôn ngữ; Việt và Anh. Các kết quả nghiên cứu về cácphương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việtvà tiếng Anh là nền tảng cần thiết trong việc dạy và học tiếng Anh với tưcách là một ngoại ngữ với những người Việt Nam học tiếng Anh.Từ khóa: phương thức trực tiếp, tiếng Anh, tiếng Việt, hành vi xin phép, hồi đáp1. ĐẶT VẤN ĐỀViệc nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trongtiếng Việt và tiếng Anh là nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt vềngôn ngữ trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiệntrong hành động ngôn từ của hai ngôn ngữ, Việt và Anh.Một số công trình trong và ngoài nước (chủ yếu là một số luận văn thạc sĩ và luận ántiến sĩ) đã đề cập đến những nghiên cứu về ngữ dụng học, nhất là những nghiên cứu vềhành động ngôn từ, cụ thể là hành vi xin phép và hồi đáp có liên quan đến tiếng Việt vàtiếng Anh. Có thể kể đến rất nhiều công trình tiêu biểu như: Nguyễn Văn Quang 1998)với công trình “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếpnhận lời khen”; Trần Chi Mai (2004) với công trình “Phương thức biểu hiện hành vi từchối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt”; Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghithức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng Anh).Ngoài ra, Đào Nguyên Phúc (2004) trong sách “Sự kiện lời nói xin phép trong giaotiếp” đã đi sâu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của “Sự kiện lời nói xin phép” qua cáchmiêu tả và phân loại các dạng thức khác nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói xin phépvà các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt. Tuynhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu bản chất của sự kiện lời nói xin phéptrong tiếng Việt trên bình diện dụng học, mà chưa có được sự so sánh với ngôn ngữ nàokhác để công trình nghiên cứu trở nên có chiều sâu và có giá trị hơn.Có thể thấy, trong bối cảnh chung về tình hình nghiên cứu các hành động ngôn từ nhưvậy, việc thực hiện một nghiên cứu mang tính so sánh, đối chiếu giữa tiếng Việt vàtiếng Anh là hết sức cần thiết, bổ sung vào kho tư liệu khổng lồ của ngữ dụng học tronggiai đoạn hiện nay.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 90-98CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP...912. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐể đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài chủ yếu được nghiên cứu theo các phươngpháp sau:- Phương pháp thống kê ngôn ngữ: Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp cáchành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt và tiếng Anh.- Phương pháp phân tích, miêu tả: Đề tài tập trung phân tích ngữ liệu về các phát ngônxin phép và hồi đáp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc điểm tiêu biểucủa hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh.3. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP3.1. Khái niệm chung về hành vi xin phép trực tiếpHành vi xin phép trực tiếp là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tường minh ý định xin phépcủa người nói bằng cấu trúc bề mặt ngôn từ có chứa động từ ngôn hành xin phép. Ngườinghe trong trường hợp này có thể trực tiếp nhận biết ý định xin phép của người nói màkhông cần suy ý hoặc không dựa vào ngữ cảnh, tình huống xã hội, vào vốn hiểu biết,kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân mình. Các phát ngôn xin phép trực tiếp trong tiếngViệt chủ yếu được sử dụng với cấu trúc khẳng định và mệnh lệnh của các động từ xinphép, xin… được phép, xin... cho phép, cho. Phát ngôn xin phép trực tiếp trong tiếngAnh chủ yếu được sử dụng với cấu trúc nghi vấn và bị động của động từ allow/permithay với cấu trúc câu mệnh lệnh của động từ let.Ví dụ:(1)Am I allowed getting in the ship?Yes, of course, please.(Tôi được phép lên tàu chứ?Vâng, xin mời) 1Trong ví dụ này, người nói đã sử dụng cấu trúc bị động của động từ allow dưới dạngnghi vấn để biểu hiện hành vi xin phép của mình. Qua cách sử dụng động từ này, có thểthấy người nói có vị thế xã hội thấp hơn người nghe, người nói đang tự hạ thấp vai tròcủa mình, đồng thời tôn vinh thể diện của người nghe qua phát ngôn “Am I allowedgetting in the ship?” để nhằm đạt được mục đích của mình, đó là mong muốn ngườinghe chấp nhận hành vi xin phép của người nói, đồng ý, cho phép người nói được lêntàu. Hành vi hồi đáp của người nghe đã thỏa mãn được mong muốn của người nói,người nghe cho phép người nói thực hiện hành vi “getting in th ...
Các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 236.73 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương thức biểu hiện hành vi xin phép Hành vi xin phép Hồi đáp trực tiếp Tiếng Việt và tiếng Anh Cấu trúc ngữ phápTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu sơ thảo ngữ pháp chức năng tiếng Việt: Phần 1
274 trang 130 1 0 -
Các từ thường gặp phần: Cách dùng AS
7 trang 72 0 0 -
6 trang 67 0 0
-
9 trang 67 0 0
-
Một số cấu trúc cầu khiến trong tiếng Anh
5 trang 62 0 0 -
5 trang 59 0 0
-
'At hand' và 'In hand' khác nhau thế nào?
4 trang 59 0 0 -
Có thể bạn chưa biết về từ 'Heavy'
4 trang 56 0 0 -
5 trang 56 0 0
-
Định nghĩa, vị trí và chức năng của giới từ
6 trang 53 0 0